Nga công bố chương trình MiG-35 từ năm 2007, nhưng quá trình phát triển mẫu máy bay này diễn ra khá chậm chạp. Phải đến năm 2017, MiG-35 mới có chuyến bay thành công đầu tiên.
Khủng hoảng năng lượng diễn ra trên khắp thế giới / Tác chiến điện tử - bí mật trong xung đột Nga - Ukraine
MiG-35 Fulcrum-F là mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng trung thế hệ 4 ++, được phát triển như một phiên bản hiện đại hóa sâu của MiG-29K/KUB và MiG-29M/M2.
Máy bay MiG-35 của Nga. Ảnh: Getty.
Chương trình MiG-35 được công bố lần đầu tiên năm 2007 tại triển lãm hàng không Aero ở Bengaluru, Ấn Độ. Tuy nhiên, quá trình phát triển mẫu máy bay này diễn ra tương đối chậm chạp. Hoạt động sản xuất sớm nhất được tiến hành vào năm 2013 hoặc 2014 và phải đến năm 2017, MiG-35 mới có chuyến bay thành công đầu tiên.
MiG-35 có 2 phiên bản: 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi. Ngoài đặc điểm này, 2 phiên bản gần như giống nhau hoàn toàn.
MiG-35 sử dụng 2 động cơ turbofan đốt sau Klimov RD-33MK có thể được trang bị vòi phun xoay và hệ thống điều khiển vector lực đẩy (TVC). Sự kết hợp của các vòi phun xoay với hệ thống TVC cho phép MiG-35 có khả năng cơ động cao hơn và có khả năng sống sót cao hơn trong chiến đấu.
MiG-35 đượcthiết kế để hoạt độngtrong các khu vực có xung đột vũ trang cao độ dưới hệ thống phòng không dày đặc và nhiều lớp của kẻ thù. Mẫu máy bay này có thể đạt tốc độ tối đa 2.400km/h với tầm hoạt động 2.000-3.000km nếu được trang bị thêm thùng chứa nhiên liệu bên ngoài. Trần bay của MiG-35 là 17.500 km.
Về vũ khí, MiG-35 có thể phù hợp mang nhiều loại tên lửa, cả loại không đối không, không đối đất, bom dẫn đường và bom thông thường. Có thể kể đến tên lửa diệt hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa Kh-29TE, bom dẫn đường TV KAB-500Kr, bom dẫn đường bằng laser KAB-500L và tên lửa không đối đất Kh-29L.
Ngoài ra MiG-35 còn được bổ sung thêm một khẩu pháo Gsh-30-1 30 mm.
Fulcrum có các hệ thống điện tử hàng không được cải tiến đáng kể, bao gồm hệ thống radar phân đoạn chủ động Phazotron Zhuk mới có thể phát hiện nhiều mục tiêu và chống áp chế điện tử.
Trong tương lai MiG-35 sẽ chỉ để xuất khẩu?
Năm 2013, Không quân Nga tuyên bố đặt hàng 37 máy bay MiG-35. Khi đó mẫu máy bay này được kỳ vọng đi vào hoạt động giữa năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài 6 nguyên mẫu mới chỉ có 8 chiếc được sản xuất hàng loạt.
Đáng chú ý, có một số thông tin cho rằng, các phi đội của Không quân Nga đã lựa chọn tiêm kích hạng nặng Su-30SM Flanker để thay thế các máy bay MiG-29 cũ thay vì chọn MiG-35.
Với sự trì hoãn đáng kể, có khả năng bất cứ máy bay MiG-35 nào được sản xuất trong tương lai sẽ chỉ phục vụ cho xuất khẩu. Có lẽ vì vậy, một biến thể xuất khẩu của MiG-35 đã được giới thiệu tại triển lãm hàng không MAKS-2019.
Gần đây cũng có thông tin cho rằng, MiG-35 sẽ cạnh tranh để trở thành lựa chọn cho dự án máy bay chiến đấu đa nhiệm của Ấn Độ (nhằm thay thế phi đội MiG-21 cũ kỹ của Ấn Độ). Nếu vậy, MiG-35 sẽ phải cạnh tranh với Rafale của Pháp, F/A-18 và F-15 của Mỹ, Eurofighter Typhoon, Saab Gripen và thậm chí có khả năng là cả Su-35.
Ở trong nước, Nga có nhiều lựa chọn máy bay chiến đấu, trong đó có cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57. Do đó, trong tương lai việc sản xuất MiG-35 có thể sẽ phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ nước ngoài./.
Theo Hoàng Phạm/VOV
Copy link
Link bài gốc
Lấy link
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/mig-35-cua-nga-co-the-se-chi-phuc-vu-xuat-khau-post951058.vov
Có thể bạn quan tâm
Từ khóa:
MiG-35
máy bay chiến đấu
chiến cơ
vũ khí
quân sự
Loading...