Trang Chủ > Sức khỏe > Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện

Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện

Sức Khỏe và Đời Sống
27/08/2022 09:33:11
Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện-1

Vì sao bệnh viện hạng đặc biệt xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện?

SKĐS - Sau hơn 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị Quyết 33 của Chính phủ, Bệnh viện Bạch Mai đã xin dừng và chuyển sang thực hiện theo Nghị định 60. Vì sao bệnh viện hạng đặc biệt này xin dừng tự chủ toàn diện? Chúng tôi đã đi tìm câu trả lời...

Theo TS Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám định xã hội, Tổng hội Y học Việt Nam: tự chủ toàn diện ở đây là để đảm bảo sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực để xây và phát triển bệnh viện. Khi đó, bệnh viện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu người dân song vẫn phải đảm bảo công bằng cho các đối tượng khác trong đó có người nghèo. Tự chủ cũng được hiểu là để bệnh viện tự chủ để thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao.

Đây là 3 mục tiêu theo Nghị quyết 33 của Chính phủ khi thí điểm, nhưng quá trình thử nghiệm đó thành công hay không thành công, chúng ta cần có tổng kết, đánh giá....

Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện-2

TS Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám định xã hội, Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng: Qua những gi đã phân tích có thể thấy sau 2 năm tổ chức thí điểm tự chủ toàn diện, những mục tiêu ban đầu đặt ra đều không đạt... Ảnh: VGP

'Chọn mẫu' thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện khó đánh giá được thành quả!

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế phân tích, thứ nhất là vấn đề "chọn mẫu". Theo TS Quang, mong muốn tiến tới tự chủ toàn diện nhưng chúng ta chỉ thí điểm ở 4 bệnh viện trong tổng số 1.400 bệnh viện công lập, đặc biệt lại chọn 4 bệnh viện đều đã có thương hiệu. Các bệnh viện này không cần làm nhận diện thương hiệu, đạt chất lượng dịch vụ gì người dân đã tự đến.

Mục đích chọn 4 bệnh viện này để có cơ sở thí điểm thành công. Nhưng sau 2 năm triển khai chỉ có 2 Bệnh viện thí điểm là K và Bạch Mai, 2 cơ sở Việt Đức, Chợ Rẫy do những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau chưa thực hiện.

Hai bệnh viện K và Bạch Mại đều là bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối có thương hiệu và số lượng bệnh nhân đông vì vậy khó đánh giá được thành quả của tự chủ toàn diện.

TS Nguyễn Huy Quang:

Những bất cập từ cơ chế, chính sách đến con người... phát sinh trong thực hiện tự chủ toàn diện

Về cơ chế pháp lý cho thực hiện tự chủ toàn diện theo chuyên gia phân tích, thứ nhất phải tự chủ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thứ hai tự chủ về tổ chức nhân sự; thứ ba tự chủ về đầu tư mua sắm và quản lý tài sản; thứ tư tự chủ về tiền lương và giá dịch vụ y tế. Tuy nhiên chúng ta thiếu cơ chế pháp lý.

"Cho bệnh viện tự chủ về hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, nguồn tài chính trong đó có giá dịch vụ khám chữa bệnh, mua sắm trang thiết bị nhưng toàn bộ các khía cạnh đó đều, không có cơ sở để thực hiện"- TS Nguyễn Huy Quang nói.

Theo đó, TS Quang chỉ rõ cụ thể những bất cập như:

Thứ nhất

, vẫn giao các bệnh viện này là tuyến đầu để hỗ trợ chuyên môn y tế cho tuyến dưới

-

tức là làm công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, chuyển giao công nghệ nhưng ngân sách Nhà nước không chi mà bệnh viện phải tự tự chủ. Trong khi đó, vấn đề tài chính của bản thân bệnh viện cũng không đủ.

Thứ hai,

để thực hiện công tác nhân sự

bệnh viện vẫn phải xin ý kiến Bộ Y tế. Rồi về tổ chức nhân sự cũng có các bất cập

.

Theo phân tích của TS Nguyễn Huy Quang, Bệnh viện thành lập Hội đồng quản lý (HĐQL) để ra quyết định cho Ban Giám đốc thực hiện nhưng mối quan hệ giữa HĐQL và Ban Giám đốc bệnh viện, Đảng ủy bệnh viện cũng chưa được phân định rõ ràng.

"Vì vậy các quyết sách liên quan đến hoạt động bình thường của bệnh viện về nhân sự, đầu tư mua sắm, quản lý tài sản, tiền lương, giá dịch vụ y tế chậm trễ hơn so với các bệnh viện khác"-

nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế thẳng thắn nhìn nhận.

Bên cạnh đó, chưa xác định rõ ai là người đứng đầu bệnh viện.

Ngoài ra, bệnh viện tự chủ thiết lập mô hình Ban kiểm soát, có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các hoạt động của HĐQL và Ban Giám đốc bệnh viện nhưng người trong Ban kiểm soát này đều là người của bệnh viện do bệnh viện bổ nhiệm, chi trả lương nên không đảm bảo tính khách quan, minh bạch và cũng không bảo đảm về cơ chế kiểm soát các hoạt động.

Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện-3

Sau 2 năm thực hiện tự chủ toàn diện, Bệnh viện K và Bệnh viện Bạch Mai đều không đầu tư được trang thiết bị mới nào phục vụ khám chữa bệnh Ảnh: minh hoạ

Thứ ba , về đầu tư mua sắm, quản lý tài sản: Do quy định đầu tư mua sắm chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng nên vấn đề đầu tư mua sắm các thuốc, vật tư y tế, các vấn đề tài sản gặp rất nhiều khó khăn ở cả bệnh viện tự chủ toàn diện như Bạch Mai và Bệnh viện K lẫn các bệnh viện khác.

Thứ tư, đất đai, tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưng nếu thực hiện theo cơ chế tự chủ, bệnh viện phải đóng thuế sử dụng đất . Bệnh viện khó khăn về mặt tài chính lại phải trả tiền thuế đất, khó khăn càng chồng chất khó khăn.

Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện-4

4 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện

ĐỌC NGAY

Thứ năm , đó là khó khăn về giá dịch vụ y tế. Muốn tự chủ tài chính giá dịch vụ y y tế phải tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Nhưng hiện nay nhà nước chỉ cho phép áp dụng 4/7 yếu tố cấu thành giá. Bên cạnh đó, bệnh viện tự chủ được khám chữa bệnh theo yêu cầu nhưng giá bệnh viện quyết định theo khung giá do Bộ Y tế ban hành nhưng hiện chưa ban hành.

"Vì vậy Bệnh viện Bạch Mai và K trong 2 năm thí điểm tự chủ không sửa chữa cơ sở vật chất, xây mới, không mua sắm được trang thiết bị mới . Tại Bệnh viện Bạch Mai các máy đang bị niêm phong do liên quan các vụ án nên việc thiếu trang thiết bị ở 2 viện này là hiện hữu"- TS Nguyễn Huy Quang nói.

Thứ sáu, về tiền lương . Bệnh viện có quỹ tiền lương để chi trả theo doanh thu nhưng không có cơ chế nếu bệnh viện không đạt doanh thu đó, khi có thiên tai, dịch bệnh không có tiền, ai sẽ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Thông tin của Bệnh viện Bạch Mai báo cáo trong 2 năm 2020-2021 bị giảm nguồn thu 4.000 tỷ. Bệnh viện không đủ tiền trả lương cho hơn 4.000 nhân viên y tế , phải trích từ quỹ sự nghiệp và quỹ dự phòng để chi trả. Bệnh viện K cũng gặp tình trạng tương tự , giảm khoảng 1.300 tỷ/ năm. Điều này khiến cho thu nhập của cán bộ y tế và người lao động trong những bệnh viện này giảm và trên thực tế đã có nhiều chuyên gia, người có trình độ chuyên môn cao rời các bệnh viện công lập...

"Qua những gi đã phân tích có thể thấy sau 2 năm tổ chức thí điểm tự chủ toàn diện, những mục tiêu ban đầu đặt ra đều không đạt. Chúng ta đang muốn hướng tới mô hình bệnh viện tự chủ toàn diện. Đây là một chủ trương đúng đắn, có thể thành công hoặc không, vì vậy cần phải có đánh giá cụ thể từ thực tiễn. Trong trường hợp không thành công, chúng ta cũng mạnh dạn cho dừng thí điểm để thực hiện mô hình tự chủ về chi thường xuyên như đa số các bệnh viện công lập hiện nay đang thực hiện"- TS Huy Quang nói.

Mời bạn đọc xem tiếp bài 4: Các đại biểu Quốc hội đề xuất gì về tự chủ toàn diện bệnh viện?

Lý do khiến các bệnh viện 'hụt hơi', không thành công khi thực hiện tự chủ toàn diện-5

Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế luôn tiếp thu các phản ánh, tập trung tháo gỡ khó khăn của bệnh viện, người dân

SKĐS - Tại buổi làm việc của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan với BV Bạch Mai sáng 18/8, BV Bạch Mai đề xuất xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện, chuyển sang thực hiện Nghị Quyết 60; Đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính... có chính sách đãi ngộ đặc thù với nhân viên y tế