Mặc dù ngành du lịch thành phố đạt nhiều tín hiệu khả quan, song nhiều cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,... vẫn chưa thể mở cửa hoạt động trở lại.
Phần lớn, các các sở này được dùng để phục vụ lượng khách du lịch quốc tế.
Hiện tại, các thị trường quốc tế đến Đà Nẵng vẫn chưa được phục hồi dù các đường bay đã được kết nối trở lại.
Bên trong nhiều nhà hàng trở thành địa điểm vẽ tranh theo phong cách đường phố nhếch nhác và phản cảm.
Chủ các cơ sở không mặn mà trong việc sửa chữa khiến việc xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.
Việc các cơ sở vẫn đóng cửa im ỉm tạo nên tình trạng đối nghịch trong công tác khôi phục du lịch tại Đà Nẵng.
Mặt tiền các cơ sở được tận dụng làm địa điểm buôn bán thức ăn.
Và được tận dụng để làm khu vực giữ xe.
Trọng dịp nghỉ lễ 2/9, sẽ có hơn 530 chuyến bay với khoảng 60.300 lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí tại thành phố .
Lượng khách nội địa ổn định đã giúp các doanh nghiệp du lịch duy trì được hoạt động. Tuy nhiên để du lịch phát triển trở lại, cần nhiều hơn nữa các thị trường quốc tế.
Thời gian tới sẽ là mùa thấp điểm của du lịch nội địa, tuy nhiên cũng là thời gian đi du lịch của khách quốc tế vì vậy địa phương cần chú trọng hơn nữa trong công tác xúc tiến, quảng bá.
Đà Nẵng cần tránh phụ thuộc vào các thị trường trọng điểm cũ như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản mà phải tăng cường công xúc tiến các thị trường khác như Đông Nam Á, Ấn Độ…
Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, đơn vị đã xây dựng các chương trình truyền thông, quảng bá đến với các thị trường quốc tế truyền thống kèm các thị trường mới.
Ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về truyền thông, xúc tiến, quảng bá hình ảnh, điểm đến,...
Chỉ đến khi khách quốc tế trở lại đông đúc, các cơ sở dịch vụ mới có thêm hy vọng được hoạt động trở lại.
Nếu không thu hút được các thị trường lớn, bức tranh đối nghịch của ngành du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp diễn, mục tiêu tiên phong phục hồi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.