Trang Chủ > Sức khỏe > Loại thuốc được WHO khuyên dùng cho người có nguy cơ nhiễm HIV cao

Loại thuốc được WHO khuyên dùng cho người có nguy cơ nhiễm HIV cao

Zingnews
30/07/2022 08:40:14

Ngày 29/7, Tổ chức Y tế Thế giới công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng thuốc cabotegravir (CAB-LA) trong dự phòng phơi nhiễm (PrEP) với HIV. WHO cũng kêu gọi các quốc gia xem xét lựa chọn phương pháp an toàn, hiệu quả này cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Thuốc dự phòng HIV dạng tiêm

Hướng dẫn mới được công bố trước thềm Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 24, sẽ hỗ trợ các quốc gia khi họ lên kế hoạch đưa CAB-LA như một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện về phòng chống HIV, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu hoạt động cần thiết.

Thuốc CAB-LA được đưa ra vào thời điểm quan trọng. Các nỗ lực phòng chống HIV bị trì hoãn với 1,5 triệu ca nhiễm HIV mới vào năm 2021, tương đương năm 2020. Vào năm 2021, mỗi ngày có thêm 4.000 ca nhiễm mới. Trong đó, người bán dâm, quan hệ tình dục đồng tính nam, người tiêm chích ma túy, tù nhân, người chuyển giới và bạn tình của họ chiếm chiếm 70% số ca nhiễm HIV trên toàn cầu.

Tiến sĩ Meg Doherty, Giám đốc Chương trình Toàn cầu về HIV, Viêm gan và Các bệnh lây truyền qua đường tình dục của WHO, cho biết: “Cabotegravir tác dụng lâu dài là công cụ phòng ngừa HIV an toàn, hiệu quả cao, nhưng vẫn chưa có sẵn bên ngoài các cơ sở nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng những hướng dẫn mới này sẽ giúp thúc đẩy các quốc gia lập kế hoạch và cung cấp CAB-LA bên cạnh các lựa chọn phòng ngừa HIV khác như PrEP đường uống và vòng đặt âm đạo dapivirine”.

Loại thuốc được WHO khuyên dùng cho người có nguy cơ nhiễm HIV cao-1

Trước đó, FDA phê duyệt loại thuốc chữa HIV mới là dạng kết hợp Cabotegravir và rilpivirine. Ảnh: AP.

CAB-LA là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm dạng tiêm bắp, có tác dụng kéo dài. Hai mũi tiêm đầu tiên được thực hiện cách nhau 4 tuần, sau đó cứ hai tháng tiêm một lần. Trước khi bắt đầu điều trị bằng CAB-LA, bệnh nhân được dùng liều uống trong khoảng một tháng để đánh giá khả năng dung nạp của cabotegravir và rilpivirin. Vào ngày cuối cùng của liều uống, họ bắt đầu tiêm Cabenuva (600 mg cabotegravir và 900 mg rilpivirin) và tiếp tục tiêm Cabenuva (400 mg cabotegravir và 600 mg rilpivirine) mỗi tháng sau đó.

Hỗn dịch tiêm apretude (cabotegravir) có tác dụng giải phóng kéo dài cũng đã được FDA phê duyệt vào cuối tháng 12/2021. Nó được sử dụng để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho người lớn và thanh thiếu niên nặng ít nhất 35 kg.

Giảm 79% nguy cơ mắc HIV

CAB-LA đã được chứng minh an toàn và hiệu quả cao ở phụ nữ chuyển giới, chuyển giới quan hệ tình dục đồng giới trong 2 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

Trong hai nghiên cứu trên, sử dụng CAB-LA làm giảm 79% nguy cơ mắc HIV so với các phương pháp dự phòng đường uống khác.

Trước đó, năm 2020, một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc này tại 7 quốc gia trên những những người đồng tính và những người chuyển giới với độ tuổi dưới 30 tuổi. Đây được coi là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV. Kết quả cho thấy khi tiêm cho những người này loại thuốc trên cứ 8 tuần/lần sẽ giúp hệ thống miễn dịch của họ chống phơi nhiễm HIV tốt hơn so với việc sử dụng các thuốc chống phơi nhiễm khác. Việc tiêm thuốc có hiệu quả tốt hơn 69% so với sử dụng thuốc Truvada.

Loại thuốc được WHO khuyên dùng cho người có nguy cơ nhiễm HIV cao-2

Cabotegravir được chứng minh có hiệu quả hơn loại thuốc Truvada - viên uống hàng ngày ngừa HIV ở nữ giới đang được sử dụng. Ảnh: NY Times.

Hiện nay, các liệu pháp điều trị HIV đều sử dụng kết hợp ít nhất hai loại thuốc kháng virus (ARV) dạng uống, điều trị hàng ngày và liên tục đến suốt đời. Như vậy, 365-366 ngày bệnh nhân HIV phải uống thuốc đều đặn không bỏ ngày nào. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng quên thuốc, nhất là trong trường hợp người bệnh đi xa mà quên mang theo thuốc.

Các PrEP đường uống yêu cầu mức độ tuân thủ dùng thuốc cao để có hiệu quả. Nếu uống thuốc không đều đặn thì sẽ dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra hiện tượng kháng thuốc ARV.

Trong khi đó, một số cá nhân và nhóm nguy cơ cao (ví dụ nam quan hệ tình dục đồng giới), ít có khả năng tuân thủ khi dùng thuốc hàng ngày. Các yếu tố cá nhân khác (như rối loạn sử dụng chất kích thích, trầm cảm, nghèo đói và kỳ thị…) cũng có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ. Do đó, PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài sẽ làm tăng sự tuân thủ PrEP ở những nhóm này.

Đậu mùa khỉ có thể trở thành bệnh lây qua đường tình dục mới

Làn sóng đậu mùa khỉ khiến số người mắc ngày càng nhiều. Các chuyên gia lo ngại nó có thể trở thành bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, herpes hay HIV.

Hàng loạt người trên toàn cầu tử vong vì nắng nóng khắc nghiệt

Một nghị sĩ tại Pháp nhận định: "Đây không còn là mùa hè. Nó như địa ngục và sẽ sớm đặt dấu chấm hết cho sự sống của con người, nếu chúng ta tiếp tục không hành động vì khí hậu".