Trang Chủ > Sức khỏe > Lạc luộc là món bổ khỏe nhưng không phải ai ăn vào cũng tốt, đặc biệt “đại kỵ” với một số người, biết sớm sẽ không “rước họa vào thân”

Lạc luộc là món bổ khỏe nhưng không phải ai ăn vào cũng tốt, đặc biệt “đại kỵ” với một số người, biết sớm sẽ không “rước họa vào thân”

Phụ nữ và Gia đình
14/09/2022 09:28:15

Lạc (đậu phộng) là một loại củ nhỏ bé nhưng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng những công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, với một số người, lạc lại trở thành món ăn 'đại kỵ'.

Trong đời sống , lạc là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày. Loại củ này có thể chế biến thành nhiều món ngon và được mọi người vô cùng yêu thích.

Lạc luộc là món bổ khỏe nhưng không phải ai ăn vào cũng tốt, đặc biệt “đại kỵ” với một số người, biết sớm sẽ không “rước họa vào thân”-1

Lạc luộc tốt cho sức khỏe nhưng hạn chế với một số người - Ảnh minh họa: internet

Tuy nhiên 6 nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn lạc:

Những người muốn giảm cân

Lạc rất giàu chất béo và calo, vì vậy những người muốn giảm cân không nên ăn nhiều lạc.

Bệnh nhân g out

Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

Nếu khẩu phần ăn của người bệnh gút chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric ra ngoài và làm nặng thêm tình trạng bệnh, do đó bệnh nhân gút không nên ăn lạc trong giai đoạn cơn cấp, chỉ được ăn một lượng nhỏ lạc trong giai đoạn gút thuyên giảm.

Người mỡ máu

Thực tế, do hàm lượng chất béo và calo trong lạc rất cao nên những người bị cao huyết áp ăn đậu phộng sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

Người đã từng phẫu thuật cắt túi mật

Dịch mật rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo, khi túi mật co bóp sau khi ăn, dịch mật sẽ được thải xuống tá tràng giúp tiêu hóa và hấp thu, vì vậy khi chúng ta ăn nhiều thức ăn giàu chất béo và đạm thì túi mật sẽ tiết nhiều mật hơn.

Ở những bệnh nhân bị cắt túi mật, mật không thể dự trữ được sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo trong lạc, gây khó chịu đường tiêu hóa và nhiều hậu quả khác.

Nhóm người này nếu muốn ăn lạc, nên chọn phương pháp chế biến đúng cách.

Nhóm người có làn da dầu, mặt nhiều mụn bọc, da tiết cặn bã nhờn nhiều

Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, khi ăn vào sẽ dễ dàng thúc đẩy bài tiết tuyến bã nhờn ở dưới nang lông, tăng thêm sự tiết dầu làm cho da bạn càng nhiều dầu, bóng nhẫy, hoặc nổi mụn.

Ngoài ra, một số món lạc còn chế biến thêm dầu mỡ và bột ớt, đường hoặc các loại hương vị giúp tăng cảm giác ngon miệng, càng làm cho bạn thêm nóng trong và nổi mụn nhiều hơn, da dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm chân lông.

Nếu biết mình thuộc loại da dầu, thì nên chú ý ăn lạc ở mức vừa phải, không ăn cùng lúc quá nhiều, hoặc ăn quá dài ngày, triền miên.

Người mắc chứng khó tiêu

Bệnh nhân khó tiêu nên có chế độ ăn thanh đạm, nhiều bữa nhỏ và thường xuyên. Nhưng lạc là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, khó tiêu hóa và hấp thụ nên những bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu không nên ăn lạc.

Nếu bạn không thuộc nhóm người trên thì có thể ăn lạc để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy lạc có chứa rất nhiều protein. Ngoài ra, lạc cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin K, vitamin B6 và vitamin E... có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Lạc luộc là món bổ khỏe nhưng không phải ai ăn vào cũng tốt, đặc biệt “đại kỵ” với một số người, biết sớm sẽ không “rước họa vào thân”-2

Hãy bảo quản lạc đúng cách để không gây hại - Ảnh minh họa: internet

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng việc bảo quản lạc cẩn thận. Vì nếu không đúng cách lạc bị mốc sẽ bị nhiễm độc tố aflatoxin (chất gây ung thư mạnh), ăn một lần có thể gây ung thư.

Đặc biệt khi phát hiện lạc bị mốc thì tuyệt đối không được ăn. Bởi vì khi ăn phải lạc mốc bạn sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.

Ngoài ra, không nên ăn lạc quá nhiều khi bụng đói, bị mụn hoặc đang ho. Bởi vì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, ăn nhiều sẽ nóng trong người và gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm.

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/lac-luoc-la-mon-bo-khoe-nhung-khong-phai-ai-an-vao-cung-tot-dac-biet-dai-ky-voi-mot-so-nguoi-biet-som-se-khong-ruoc-hoa-vao-than-502272.html

Theo

Diệp Vân (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/lac-luoc-la-mon-bo-khoe-nhung-khong-phai-ai-an-vao-cung-tot-dac-biet-dai-ky-voi-mot-so-nguoi-biet-som-se-khong-ruoc-hoa-vao-than-502272.html