Từ đó cho thấy, vấn đề chống thuốc lá cần bổ sung thêm nhiều hướng tiếp cận mới nếu muốn tăng tỷ lệ dừng hút thuốc lá điếu (TLĐ).
Các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiện tại chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng
Một nghiên cứu mới được công bố tại Diễn đàn Toàn cầu về Nicotin (GFN) thường niên lần thứ 9 ở Ba Lan cho thấy, các biện pháp kiểm soát thuốc lá của WHO, hay còn gọi là MPOWER, không làm giảm tỷ lệ tử vong do hút TLĐ tại châu Âu. Để có được kết luận này, TS Ramström đã sử dụng các số liệu của Thang Kiểm soát thuốc lá (một công cụ đánh giá mà mọi quốc gia châu Âu sử dụng) và dữ liệu về các ca tử vong từ Báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Cũng tại GFN, kết quả phân tích của TS Ramström đã được trình bày trước hàng trăm đại biểu và hơn 50 chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực Khoa học về thuốc lá và Nicotin. Theo đó, khi châu Âu thực hiện các biện pháp MPOWER, tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá ở nữ giới không giảm, và tỷ lệ tử vong ở nam giới giảm không đáng kể. Phát hiện này cho thấy WHO cần xem lại chiến lược giảm tác hại thuốc lá bằng cách ủng hộ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá có chứa nicotin an toàn hơn để thay thế TLĐ thông thường.
Dừng hút TLĐ: Không thể thiếu vai trò của các sản phẩm giảm tác hại
Bên cạnh kêu gọi WHO đánh giá lại chiến lược kiểm soát thuốc lá hiện tại, các sản phẩm giảm tác hại thay thế TLĐ được khẳng định sẽ là yếu tố để kết thúc kỷ nguyên hút TLĐ.
Nhiều bằng chứng cho thấy đây là hướng tiếp cận khả thi hơn cho người hút thuốc. Được biết, FDA Hoa Kỳ cũng đã đánh giá dữ liệu của một loại thuốc lá công nghệ và cho phép sản phẩm này được kinh doanh tại Mỹ với chỉ định là một sản phẩm điều chỉnh nguy cơ, giảm thiểu phơi nhiễm với các hóa chất gây hại của thuốc lá lên sức khỏe người hút thuốc.
Viện Y tế và Chất lượng điều trị Quốc gia, Bộ Y tế Nhật Bản… cũng chính thức cho phép thương mại các sản phẩm không khói thay thế TLĐ này, vì đã áp dụng công nghệ loại bỏ quá trình đốt cháy, nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến hút thuốc lá.
Trong lĩnh vực tim mạch, các nghiên cứu về công nghệ loại bỏ quá trình đốt cháy đã được công bố trên nhiều tạp chí uy tín trên thế giới. Trong đó, tạp chí Circulation đã đăng tải một nghiên cứu được thực hiện trên 5 triệu người hút thuốc lá với kết quả: những người hút TLĐ, nếu chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm không đốt cháy thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn so với tiếp tục hút. Dĩ nhiên, việc cai hoàn toàn thuốc lá và nicotin vẫn là tốt nhất.
Dù vậy, vẫn có ý kiến phản đối hướng tiếp cận này. Một trong những lập luận được đưa ra chính là chưa có đủ các nghiên cứu dài hạn về các sản phẩm không khói. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tại GFN không đồng ý với quan điểm này vì rất nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy hàm lượng các chất độc hại của các sản phẩm không khói giảm đáng kể so với khói của TLĐ, tức ít gây hại hơn.
Trước thực trạng bệnh tật và tử vong do TLĐ gây ra vẫn còn tiếp diễn, bác sĩ không thể chấp nhận hướng tiếp cận duy nhất 'cai thuốc lá hoặc chết’. Khi gặp bệnh nhân hút thuốc, chắc chắn bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá. Nhưng thực tế chỉ có 3 trên 10 người trong số họ thực sự cai được hoàn toàn. Rõ ràng, con người theo đuổi những hành vi không lành mạnh ở một số mức độ, bao gồm hút thuốc lá, là không thể tránh khỏi.
Giữa hai cách là ‘cai thuốc lá’ hoặc ‘chết’, nếu khoa học đã cho thấy có một cách thứ ba có thể giúp giảm thiểu tác hại, thì dưới góc nhìn của bác sĩ và nhà khoa học, đó chính là biện pháp phù hợp nhất. Cai thuốc lá là điều nên làm, nhưng nếu không thể hoặc chưa sẵn sàng, chúng ta nên tìm ra giải pháp giúp họ giảm bớt hậu quả từ chính hành vi không lành mạnh của họ.
Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá bằng những sản phẩm thay thế TLĐ cho người hút là một chiến lược khả thi hơn và nhân văn hơn, ưu tiên xem xét đến nguyện vọng và nhu cầu của con người. Vì vậy, theo thời gian, hướng tiếp cận này sẽ nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu. Đây cũng chính là lời khẳng định từ các chuyên gia trên khắp thế giới tại Diễn đàn Nicotin Toàn cầu 2022 vừa qua.