1. Thức khuya
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu người lớn thiếu ngủ ba đêm liên tục, chức năng của hệ thống miễn dịch có thể giảm 60% trong thời gian ngắn, và thức khuya càng lâu càng có hại cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thức quá khuya còn gây hại cho thị lực, hại da, gây béo phì, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cùng với đó là những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
2. Ít vận động
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới , hơn 1,4 tỷ người trưởng thành trên thế giới thiếu hoạt động thể chất, điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, tiểu đường, Alzheimer và ung thư. Không chỉ vậy, số người chết hàng năm trên toàn cầu do không hoạt động thể chất cao tới 5,3 triệu người.
Tác hại của việc ít vận động không chỉ là béo phì mà các bệnh mãn tính và ung thư khác nhau cũngcó liên quan mật thiết đến việc thiếu vận động, chẳng hạn như lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên 250%.
3. Hút thuốc và uống rượu
Chúng ta không còn lạ lẫm với những hiểm họa của việc hút thuốc lá. Có hơn 6.000 loại chất hóa học được tạo ra khi đốt thuốc lá và có gần 100 loại chất gây ung thư. Nhiều người chỉ biết hút thuốc lá gây hại cho phổi mà không biết rằng hút thuốc lá có thể gây ra hàng tá bệnh ung thư, trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới thì có 6 nguyên nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hút thuốc lá có thể gây tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Tác hại của việc nghiện rượu đối với cơ thể cũng không hề nhỏ, Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã liệt rượu vào chất gây ung thư, tức là chỉ uống một lượng nhỏ thôi cũng đã gây hại cho cơ thể. Uống rượu có liên quan đến hơn 200 vấn đề sức khỏe, bao gồm bảy bệnh ung thư.
4. Luôn có cảm xúc tiêu cực
Nhiều người không nhận thức được mối nguy hại đối với sức khỏe của những cảm xúc tiêu cực. Trong 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì cân bằng tâm lý chiếm 30%, là yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất trong các yếu tố, còn di truyền chỉ chiếm 15%, khám chữa bệnh chiếm 8%.
Có thể nói, một thái độ sống tốt là yếu tố quan trọng nhất quyết định một người có khỏe mạnh hay không. Một nghiên cứu từ Châu Âu cho thấy, một thái độ tốt có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, hệ nội tiết… Một thái độ lạc quan lâu dài có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của con người thêm 7,5 năm.