Huyết áp cao có uống được tam thất không?
Huyết áp cao có uống được tam thất không?
Tam thất được biết đến là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Vậy, huyết áp cao có uống được tam thất không?
Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực tác động lên thành mạch máu tăng cao trong thời gian dài. Huyết áp tối ưu của người trưởng thành ở dưới mức 120/80 mmHg. Gọi là huyết áp cao khi chỉ số này lớn hơn 140/90 mmHg trong thời gian dài (theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam) hoặc khi có huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017).
Bệnh cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình mà diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò không nhỏ trong việc cải thiện bệnh cao huyết áp. Vậy người mắc phải tình trạng này nên dùng thực phẩm, đồ uống nào? Vậy người huyết áp cao có uống được tam thất không?
Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Với y học hiện đại, hoa tam thất có thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát và có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt); Bình can: (điều hòa chức năng của tạng can); Bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết; Chống viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương; Tốt cho hệ thần kinh như tác dụng an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng); Chữa tăng huyết áp bởi hoa tam thất có tác dụng giáng áp (hạ huyết áp); Phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già; Làm tăng lực cụ thể như giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm; Ngăn ngừa, phòng chống bệnh như là kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
- Bạn có thể sử dụng hoa tam thất: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3g, pha vào nước đun sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng thì thay nước khác.
- Với củ tam thất: Cắt lát mỏng, đem phơi khô, tán ra rồi mang hầm với thịt gà.
Như vậy đối với câu hỏi huyết áp cao có uống được tam thất không? thì câu trả lời ở đây là CÓ.
Gia Huy