Trang Chủ > Sức khỏe > Gia tăng trẻ nhiễm Adenovirus: Phát hiện, phòng bệnh kịp thời, không nên quá lo lắng

Gia tăng trẻ nhiễm Adenovirus: Phát hiện, phòng bệnh kịp thời, không nên quá lo lắng

Xã Luận
20/09/2022 08:44:35

Thời gian gần đây, số ca bệnh Adeno dương tính phát hiện gia tăng đột biến, trong đó có 6 trẻ t‌ử von‌g. Trước tình trạng này, chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần phát hiện kịp thời, phòng lây nhiễm, không nên quá hoang mang, lo lắng vì đây là virus xuất hiện mỗi năm.

Gia tăng trẻ nhiễm Adenovirus: Phát hiện, phòng bệnh kịp thời, không nên quá lo lắng-1

bệnh nhi nhiễm Adenovirus đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương.

Trẻ nhiễm Adenovirus t‌ử von‌g chủ yếu có cơ địa đặc biệt

Tại bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tính đến nay, có 412 ca nhiễm Adenovirus, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó, đã có 6 trường hợp t‌ử von‌g có nhiễm Adenovirus. Chỉ tính riêng trong tuần từ 5 - 11/9, BV đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với Adenovirus, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, BV Nhi Trung ương cho biết, hiện trung tâm đang điều trị 25 bệnh nhi viêm phổi do Adenovirus, trong đó có 15 ca phải thở oxy nhưng không quá nguy kịch. Phần lớn bệnh nhi nhiễm Adenovirus được điều trị khỏi bệnh trong thời gian từ 10-15 ngày. Các bệnh nhi t‌ử von‌g thời gian qua (6 ca) chủ yếu có cơ địa đặc biệt như: Mắc bệnh nền, suy dinh dưỡng, còi xương, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch và bệnh phổi mãn tính. Hiện, chưa có nghiên cứu giữa tương quan nhiễm Covid-19 và viêm phổi do Adenovirus bởi trước khi có dịch Covid-19 xảy ra, BV Nhi Trung ương cũng tiếp nhận các ca mắc Adenovirus đến khám và điều trị.

Theo bác sĩ Hanh, trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hóa. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở. “Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi” - PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho hay.

Đặc biệt, chuyên gia lưu ý, để phòng bệnh cho trẻ, người mẹ nên cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi. Chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng. Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thu‌ốc l‌á. vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sin‌ּh l‌ּý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sin‌ּh l‌ּý.

Đề cập đến vấn đề này, TS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát, BV Nhi Trung ương khuyến cáo, để phòng ngừa việc lây nhiễm Adenovirus, gia đình cần lưu ý khi trẻ viêm nhiễm đường hô hấp có các biểu hiện tăng nặng như: Trẻ mệt hơn, ăn kém, thở nhanh, khó thở cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xác định căn nguyên và điều trị kịp thời. Hiện, chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu riêng cho Adenovirus nên mọi người cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như: vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, đảm bảo môi trường thông thoáng; dinh dưỡng hợp lý; kiểm soát tốt các bệnh nền, bệnh mạn tính…

Đồng quan điểm, bác sĩ Trần Văn Phúc – BV Đa khoa Xanh Pôn cho hay, virus Adeno là loại virus phổ biến. Ở nước ta, tỷ lệ mắc cao hơn vào xuân hè, thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ mới 6 tháng đến 2 tuổi và người lớn cũng có khả năng nhiễm. Tuy nhiên, người dân đừng quá lo lắng, vì số ca diễn biến nặng rất hiếm.

Theo bác sĩ, quan trọng nhất là người dân đề phòng để không bị lây nhiễm hàng ngày theo 3 cách đơn giản. Thứ nhất, hướng dẫn trẻ hình thành thói quen rửa tay thường xuyên. Chú ý rửa tay bằng xà phòng thường, rửa dưới vòi nước chảy, thời gian rửa 20 giây. Đây là cách tốt nhất để làm trôi virus. Thứ 2, khử trùng bát đũa và không dùng chung bát đũa với người khác. Phụ huynh khi cho trẻ ăn, phải bỏ ngay thói quen nếm thức ăn, thổi thức ăn cho nguội trước khi cho vào miệng trẻ... Thứ 3, trong mùa có tỉ lệ nhiễm virus Adeno cao, cha mẹ hạn chế đưa trẻ dưới 2 tuổi đến nơi đông người, khi tiếp xúc chú ý giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc với người ốm.

Virus Adeno dễ nhầm lẫn với virus đường hô hấp khác

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng An (Chuyên khoa Nhi) – Chuyên gia Bảo vệ Trẻ em, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho hay, viêm phổi hay viêm đường hô hấp do virus Adeno là bệnh cấp tính. Triệu chứng viêm phổi do virus Adeno rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác, thường gặp ở trẻ em 6 tháng đến 5 tuổi. Trường hợp dễ biến chuyển nặng ở trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có thể trạng yếu hoặc có các bệnh nền khác. Trẻ lớn ít gặp hơn và gần 100% số người lớn đã có kháng thể đặc hiệu với nhiều type Adenovirus.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, với trẻ khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt bệnh có thể tự khỏi nhưng với những bệnh nhân có bệnh nền hoặc sức đề kháng kém có thể gây suy hô hấp. Các triệu chứng là bệnh nhân hắt hơi, sổ mũi, sốt. “Đặc biệt, viêm phổi do Adeno khiến bệnh nhân sốt rất cao, rét run, có ho, khò khè. Với những trẻ thể trạng kém suy dinh dưỡng, trẻ có thể trạng yếu hoặc có các bệnh nền khác có thể gây khó thở, nguy hiểm. Do vậy, khi cha mẹ thấy trẻ sốt cao, khó thở, theo dõi thấy nhịp thở nhanh, nôn, lồng ngực co rút hoặc có biểu hiện mệt mỏi, mặt lờ đờ tím tái cần phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế” - bác sĩ An cảnh báo.

Virus Adeno đang khiến nhiều phụ huynh lo ngại. viêm phổi hay viêm đường hô hấp do virus Adeno là bệnh cấp tính, diễn biến kéo dài và có thể để lại hậu quả nặng nề. Triệu chứng viêm phổi do virus Adeno rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác. Do đó, bác sĩ Nguyễn Trọng An nhấn mạnh, chúng ta cần tuyên truyền sự hiểu biết, phòng ngừa Adeno virus để tăng cường sự nhận biết cho người dân, phòng bệnh, bảo vệ an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá thổi phồng về Adeno virus – có thể gây làn sóng lo sợ trong người dân.

“Để phòng bệnh lý hô hấp cũng như viêm phổi do Adeno, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ. Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ chống được việc nhiễm virus đường hô hấp cũng như các virus khác. Cùng đó, người chăm sóc cần tránh để trẻ tiếp xúc trẻ nguồn lây bệnh. Khi trẻ có sốt, ho không nên cho uống kháng sinh vì không có tác dụng diệt virus, chỉ dùng khi có sự bội nhiễm và theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trong trường hợp trẻ  sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không giảm hoặc trẻ mệt, ho nhiều, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám kịp thời” - Chuyên gia Bảo vệ Trẻ em lưu ý.

Theo các chuyên gia dịch tễ, Adeno virus là một loại virus khá kinh điển của bệnh hô hấp. bệnh này có nhiều loại virus tấn công trẻ bất cứ lúc nào. Một số loại virus phổ biến như: Adeno virus, virus cúm, sởi... Tuy nhiên việc chuyển nặng hay nhẹ vẫn phụ thuộc vào cơ địa từng trẻ. Phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng cần tỉnh táo để phát hiện kịp thời và phòng lây nhiễm cho trẻ.

Về biện pháp phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên, đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh. tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn Tin: