Dịch sốt xuất huyết đang lây lan mạnh mẽ trên nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 cũng đang cho thấy sự gia tăng. Điều này khiến nhiều người bày tỏ băn khoăn liệu sự phát triển của muỗi có góp phần vào tình trạng này.
Muỗi có thể làm lây lan SARS-CoV-2 hay không?
Theo tiến sĩ Daniel Markowski, Cố vấn chuyên môn của Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Mỹ, câu trả lời là không.
“Không có bằng chứng nào cho thấy muỗi có thể nhiễm và lây lan SARS-CoV-2”, vị chuyên gia khẳng định.
Về cơ chế lây truyền bệnh ở muỗi, TS Markowski giải thích rằng con muỗi phải đốt phải vật chủ nhiễm loại virus mà chúng đang có đủ số lượng virus này trong cơ thể. Qua đó, virus có thể được nuôi dưỡng từ máu của vật chủ.
Bên cạnh đó, virus phải tồn tại sau thời kỳ trung gian của các loại côn trùng - loài có hệ miễn dịch khá tương đồng với con người.
Muỗi không có khả năng làm lây lan SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: ekamelev .
“Virus gây bệnh phải tồn tại trong cơ thể muỗi, đồng thời tái tạo và liên kết với các thụ thể trên thành tế bào muỗi, từ đó đi qua hàng rào và vào bên trong khoang cơ thể muỗi”, TS Markowski cho hay.
Lúc này, virus tiếp tục phải vượt qua hệ thống miễn dịch của muỗi và xâm nhập vào tuyến nước bọt và nhân lên.
Ở giai đoạn này, virus mới có thể lây truyền trong bữa ăn tiếp theo của muỗi ở vật chủ. Đây là hành trình khá dài và phức tạp để virus có thể lây từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Do đó, không có nhiều loại virus có thể tiến hóa sau nhiều thiên niên kỷ để hoàn thành hành trình nói trên. Đó cũng là lý do khiến một số loại virus như cúm, nCoV hay virus đậu mùa khỉ không thể lây qua đường muỗi đốt.
Tháng 7 vừa qua, một nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu An ninh Sinh học thuộc Đại học Bang Kansas (Mỹ) đã phát hiện rằng ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất, SARS-CoV-2 cũng không nhân lên ở muỗi.
Từ đây, các nhà khoa học khẳng định muỗi không thể truyền nCoV sang người, ngay cả khi trước đó, muỗi đã đốt bệnh nhân Covid-19.
SARS-CoV-2 có nguy cơ lây lan qua muỗi trong tương lai hay không?
Thời gian qua, SARS-CoV-2 cũng đã xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới với khả năng lây lan nhanh hơn. Điều này cũng tạo ra nghi ngờ về việc muỗi có thể làm lây virus này ở một biến chủng nhất định.
Tuy nhiên, tiến sĩ Stephen Higgs, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Sinh học thuộc Đại học bang Kansas, không đồng ý với điều này.
“Tôi không nghĩ rằng sự xuất hiện của các biến chủng mới có thể biến một loại virus không lây nhiễm qua muỗi thành virus có thể lây qua muỗi đốt”, ông nói.
Người dân cần lưu ý loại bỏ các chậu đựng nước nhằm tránh muỗi phát triển. Ảnh minh họa: amritanshu_sikdar .
Đồng ý với quan điểm này, TS Markowski cho rằng rất ít có khả năng muỗi sẽ lây lan SARS-CoV-2 trong tương lai. Nếu điều này có thể xảy ra, chúng ta đã được chứng kiến sự lây lan mạnh của cúm, bại liệt… trong quá khứ.
Dẫu vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo người dân thận trọng với muỗi đốt khi chúng có thể lây lan các loại virus khác, tiêu biểu là sốt xuất huyết.
TS Markowski nhận định cách tốt nhất để ngăn ngừa muỗi đốt là thoa kem chống muỗi khi hoạt động ngoài trời.
“Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc chống muỗi khá hiệu quả. Để xác định loại phù hợp, chúng ta cần đọc kỹ nhãn của các sản phẩm này để lựa chọn thành phần an toàn”, vị chuyên gia khuyến cáo.
Thông thường, nồng độ hoạt chất cao hơn sẽ làm tăng thời gian bảo vệ của các loại thuốc này với cơ thể khỏi bị muỗi đốt. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh người dân nên chọn các sản phẩm có nồng độ thành phần DEET không quá 30%.
Ngoài việc sử dụng kem chống muỗi, TS Higgs khuyên người dân nên mặc quần áo kín tay và chân, từ đó khiến muỗi có ít không gian tấn công hơn.
Ông cũng khuyến cáo chúng ta nên tránh đến những nơi có nhiều muỗi hoặc ra ngoài vào những thời điểm chúng hoạt động mạnh như buổi tối của mùa hè.
Cuối cùng, vị chuyên gia nhấn mạnh mọi người cần cố gắng loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản ở gần hoặc trong nhà như chậu nước, lốp xe cũ… Đồng thời dùng thêm các loại màn chắn cửa sổ.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch Đậu mùa khỉ
Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc WHO công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao. Nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus. Độc giả xem toàn cảnh các bài viết về dịch đậu mùa khỉ dưới đây: