Trang Chủ > Sức khỏe > Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

Sức Khỏe và Đời Sống
24/09/2022 10:41:36

1. Biểu hiện của bệnh

- Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện điển hình nhất. Đa số các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây đau đớn.

NỘI DUNG

1. Biểu hiện của bệnh

2. Nguyên nhân gây bệnh

3. Bệnh có nguy hiểm?

4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

5. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

- Các cử động cổ bị vướng và đau, có thể đôi khi bị vẹo cổ. Cơn đau từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Mất cảm giác chi trên: Do sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hóa nên thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay. Bệnh khiến hạn chế khả năng vận động ở tay, khó cảm nhận được nóng lạnh, thậm chí gây yếu nếu không được điều trị kịp thời.

- Cứng cổ: Người bệnh có thể bị cứng cổ vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải làm người bệnh khó khăn khi quay đầu sang hai bên.

- Dấu hiệu Lhermitte, còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng: Khi thoái hóa đốt sống cổ nặng, bệnh nhân có thể sẽ đối diện với chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân và các ngón tay, ngón chân. Biểu hiện này rõ hơn khi bệnh nhân cúi cổ về trước.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị-1

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Hoạt động sai tư thế: Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ. các tư thế sai trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như: duy trì một tư thế quá lâu, ít đi lại, vận động. Ngoài ra, nhiều công việc phải cúi hoặc thực hiện ngửa đầu quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi vặn vẹn, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu,… cũng đều gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ.

  • Nhận biết và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

  • Đau đầu, chóng mặt có phải do thoái hóa đốt sống cổ?

- Tuổi tác: Người có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Tuy nhiên tình trạng thoái hóa xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc của người bệnh. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, 20-30 tuổi cũng có thể mắc bệnh

- Chế độ dinh dưỡng không đúng, không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu canxi, sắt, kali, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt, đồ uống có gas… cũng làm cột sống người bệnh dễ bị thiếu chất và làm thoái hóa xương khớp nhanh chóng hơn.

- Di truyền: Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn.

- Đĩa đệm và cột sống thay đổi: Một số tình trạng như mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, dây chằng xơ hoá, tăng sinh xương tạo thành các gai xương… đều có nguy cơ gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

- Chấn thương: Có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ hay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày… có thể làm xuất hiện thoái hoá.

3. Bệnh có nguy hiểm?

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng: rối loạn tiền đình khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm làm cho họ mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm.

Biến chứng nguy hiểm nhất đáng ngại nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tủy sống rất có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật…

Để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng, chuyên khoa thần kinh là tốt nhất; chụp Xquang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI), kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời.

4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

‎Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp đeo nẹp cổ và tập phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân bị chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Chỉ định điều trị phẫu thuật phải rất chặt chẽ khi có sự chẩn đoán giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của phẫu thuật là giải chèn ép tủy cổ, phục hồi chức năng thần kinh.

5. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị-2

Nên nghỉ ngơi khi dùng máy tính lâu để phòng bệnh.

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên thực hiện:

Nên chú ý phân bổ thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Sau khi làm việc lâu, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ.

Không nên ngồi máy tính quá lâu và nên đứng lên đi lại, vươn vai giúp thư giãn

Điều chỉnh các thiết bị tại nơi làm việc phù hợp và cân đối. Nên chú ý đặt màn hình đúng khoảng cách, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.

Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng

Bổ sung dinh dưỡng với thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ốc; các loại rau, hoa quả chứa nhiều dưỡng chất. nên đưa các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị-3

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

SKĐS - Tôi 45 tuổi, làm công việc văn phòng, gần đây tôi rất hay bị đau mỏi sau gáy, nhất là thời tiết chuyển mùa như hiện nay.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng