Trang Chủ > Sức khỏe > Có thể ăn ngon mà vẫn không lo bệnh tật?

Có thể ăn ngon mà vẫn không lo bệnh tật?

Dân trí
01/07/2022 09:29:30
Có thể ăn ngon mà vẫn không lo bệnh tật?-1

Người trẻ có xu hướng thích trải nghiệm tất cả các món ăn mới để mang lại niềm vui. (Ảnh: TL).

Thanh xuân mà, hãy ăn những gì mình thèm, làm những gì mình thích

Trở lại với nhịp sống bận rộn hậu Covid, nhiều người bỗng nhận ra "chân lý": dù có chuyện gì xảy ra thì ngày mai chưa tới, cứ vui vẻ với hiện tại. Và không gì dễ thỏa mãn, hạnh phúc hơn là được ăn ngon.

Minh chứng cho điều này, chị Bích Hằng (TPHCM), cho biết mỗi khi công ty dồn dập đơn hàng, chạy deadline là chị thấy sếp lớn thường gọi thức ăn cho mọi người; khi thì gỏi khô bò, lúc thì gà rán, khoai tây chiên, pizza… Đồ ăn ngon miệng khiến mọi người được tiếp thêm năng lượng và trở nên dễ chịu, vui vẻ hẳn ra.

Có thể ăn ngon mà vẫn không lo bệnh tật?-2

Thức ăn nhanh mang lại sự ngon miệng, nhưng cần phải tiết chế để không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe về sau (Ảnh: TL).

Tuy vậy, việc ăn uống quá thoải mái đôi khi khiến nhiều người quên mất nên chọn ăn gì là tốt nhất cho sức khỏe. Ngọc Hà (42 tuổi) chia sẻ: đồng nghiệp rủ nhau đang có khuyến mãi trên app G,B,S thế là cứ order thức ăn. Rồi thì việc đi tiếp khách, chị Hà cũng không thể thoát khỏi bia rượu, thịt thà... Vài tháng nhìn lại, chị thảng thốt "Ủa, sao quần này mình bận chật quá"! Chưa kể khi đi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ khuyên phải nhịn thịt, bớt ăn đạm động vật lại bởi chị Hà có chỉ số cholesterol lẫn axit uric cao hơn khuyến nghị.

Hết hồn, chị Hà quay trở lại với gạo lứt cuốn rong biển, salad dưa chuột và bơ, đậu hủ nhồi nấm, miến trộn kiểu Thái… Tuy vậy, những món ăn chiên rán, nhiều gia vị đã quen miệng khiến chị cứ nghĩ là thèm. Chưa kể, đồng nghiệp bảo rằng:"Thanh xuân ngắn ngủi, cứ ăn gì mình thèm, đừng để bao tử phải chịu thiệt thòi". Vậy là Hà tiếp tục trở lại… đường xưa lối cũ.

Làm sao ăn vẫn ngon mà vẫn khỏe mạnh?

Chị Xuân An (29 tuổi - TPHCM) kể rằng, hồi cuối năm 2021, do vẫn còn đà nấu ăn tại nhà, chị thường mang cơm vào văn phòng để ăn trưa. Phần cơm của chị được chọn dựa trên tiêu chí có thịt, cá, rau củ, trái cây. Đọc sách báo, chị còn biết được đậu nành, hoặc các loại hạt là nguồn cung cấp đạm thực vật rất tốt cho cơ thể. Từ đó chị chuyển qua ưu tiên chọn dinh dưỡng thực vật (DDTV) - thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và giảm ăn động vật. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, dưới áp lực của công việc, chị bớt dần việc mang thức ăn theo đi làm.

Hôm đi ăn cưới, vợ chồng chị An được xếp ngồi cùng bàn với một cô giáo gần tuổi 60 mà nét mặt rất tươi vui, trẻ nhiều so với tuổi tác. Sau màn xã giao, cô giáo kia cho biết cô đã ăn chế độ bán chay (Pesco Vegetarians - ăn DDTV bao gồm cả trứng sữa, hải sản) từ 5 năm nay và thấy rất khỏe mạnh. Cô khuyến khích An nên chuyển qua ăn uống kiểu này vừa ngon vừa giảm được những nguy cơ xấu cho sức khỏe.

Được chứng kiến "người thật, việc thật", vợ chồng An đã làm theo lời khuyên của cô bởi nhận thấy vẫn có thể ăn nhiều món mình thích như cá hấp, luộc, cuốn rau bánh tráng và cả trứng, hải sản.

Thực tế, xu hướng giảm ăn thịt đỏ, tăng cường dinh dưỡng thực vật là điều cần ủng hộ. Tuy nhiên, bạn cần giảm từ từ để cơ thể quen dần.

Gần đây, một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) chỉ ra rằng những người trưởng thành có một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung chất đạm từ nhiều nguồn khác nhau có thể giúp giảm nguy cơ bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Còn theo khuyến nghị của Bộ Y tế đối với người Việt Nam, mỗi ngày trung bình một người trưởng thành cần cung cấp 1,25gr chất đạm/1kg thể trọng. Do đó, các chuyên gia cũng khuyến khích người dùng nên ăn uống đa dạng và đầy đủ các loại đạm, tinh bột, béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, đạm thực vật được ưu tiên nhiều hơn bởi có lợi cho sức khỏe.

Có thể ăn ngon mà vẫn không lo bệnh tật?-3

Cân nhắc chọn nguyên liệu tốt, thức ăn giàu đạm thực vật để chế biến nhiều món ngon là cách giúp người tiêu dùng có được lợi ích sức khỏe lâu dài (Ảnh: TL).

Một báo cáo khoa học gần đây của USDA (United States Department of Agriculture) cho thấy đứng đầu bảng thực phẩm cung cấp đạm thực vật là các loại đậu, đặc biệt là đậu nành. Trong đó, cứ 100g đậu nành có chứa từ 1014g đạm, 160mg canxi, các chất xơ, chất béo, vitamin A, B và chất khoáng tốt cho cơ thể. Do vậy, để tiện lợi và bổ sung nhanh dưỡng chất từ thực vật, bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành Fami, hoặc sữa chua từ 5 loại hạt Veyo mỗi ngày. Đây chính là nguồn dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường sức khỏe, giảm cân, hạn chế một số bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp…