Ngày nay, giới trẻ có xu hướng thức khuya, dẫn đến buồn ngủ vào ngày hôm sau. Vì vậy, họ thường uống cà phê hòa tan để có thể tỉnh táo làm việc.
Nhưng liệu cà phê hòa tan có tác dụng phụ nào khác đối với cơ thể con người không? Uống lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Cô Li đến từ Thượng Hải, Trung Quốc, năm nay 26 tuổi. Vì cuộc sống bận rộn và căng thẳng, cô thường thức khuya và làm thêm đến tận 3, 4 giờ sáng. Để tăng hiệu quả công việc vào ban ngày và tinh thần sảng khoái vào ban đêm, mỗi ngày cô ấy đều uống 1-2 cốc cà phê hòa tan, và vì không uống được cà phê đắng nên cô Li chọn loại có thêm đường. Sau một thời gian, cô Li đã xuống sắc rất nhiều.
Cơ thể dần tăng cân và mất đi vẻ mảnh mai trước đây, mọi người rất lo lắng cho tình trạng thể chất của cô Li, vội vàng giục cô đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể. Cô Li đã rất ngạc nhiên khi chỉ số đường huyết đã vượt quá nghiêm trọng, và chuyển sang bệnh tiểu đường.
Sau khi hỏi về thói quen hằng ngày của cô Li, bác sĩ cho biết nguyên nhân đến từ thói quen uống cà phê của cô.
Mặc dù cà phê hòa tan tiện lợi hơn nhiều so với bất kỳ loại cà phê nào nhưng để đa dạng hương vị, người ta cho rất nhiều đường vào cà phê. Nếu thỉnh thoảng uống một hoặc hai tách sẽ không khiến lượng đường tích tụ trong cơ thể quá nhiều, nhưng nếu uống thường xuyên sẽ dẫn đến việc tăng lượng đường trong máu nghiêm trọng và gây bệnh tiểu đường, không những vậy, nó còn làm tăng nhanh quá trình mất canxi trong cơ thể, làm cho xương giòn và yếu.
Uống cà phê hòa tan thường xuyên sẽ gây ra những thay đổi gì cho cơ thể?
(1) Hiệu quả giảm cân bị ảnh hưởng
Nhiều bạn đang trong quá trình giảm cân cho rằng uống cà phê có thể giúp giảm cân hiệu quả, nhưng vì cà phê xay bằng tay quá đắt và thao tác hơi phiền phức nên họ đều chọn cách uống cà phê hòa tan.
Tuy nhiên, cà phê hòa tan chứa một lượng lớn calo, một số loại đường sẽ không giúp giảm cân sau khi uống mà còn khiến lượng mỡ thừa tích tụ nhiều hơn, vì vậy nó sẽ gây “tác dụng ngược” cho việc giảm cân.
(2) Tăng nhịp tim
Khi thức khuya, dù uống cà phê hòa tan hay cà phê xay thủ công thì nhịp tim của cơ thể sẽ tăng lên và không ổn định.
Ngoài ra, uống cà phê trong điều kiện này sẽ kích thích thần kinh trong cơ thể ở mức độ nhất định nên sẽ mang lại hiệu quả sảng khoái cho cơ thể, tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tim và mạch máu não sẽ làm tăng áp lực, khiến nhịp tim tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
(3) Đường huyết tăng cao
Thành phần một số loại cà phê hòa tan có chứa rất nhiều đường, calo và chất béo. Nếu uống trong thời gian dài, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ không ổn định, dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao, thậm chí là bệnh tiểu đường.
(4) Ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa
Nhiều người cho rằng uống cà phê hòa tan có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tuy nhiên nhận định này không hoàn toàn đúng. Mặc dù nó sẽ làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit dạ dày, nhưng vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh được rằng uống cà phê có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Mặc dù vậy, không nên cho bệnh nhân suy giảm chức năng tiêu hóa uống cà phê, vì như vậy sẽ khiến tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa đang yếu.
(5) Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não
Rất nhiều hương vị và chất phụ gia được thêm vào cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu, ngoài việc có thể gây tích tụ một lượng lớn chất béo trong cơ thể, chất phụ gia cũng sẽ gây ra một số vấn đề mạch máu não, vì vậy nếu uống cà phê hòa tan trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể.
Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/co-gai-26-tuoi-ngay-nao-cung-uong-mot-tach-ca-phe-hoa-tan-co-the-co-...