Cây thóc lép có thể dùng để điều trị bệnh rong kinh ở phụ nữ; bệnh phù nề, cảm cúm và chữa rắn cắn... Ảnh: Từ Ân
Cây thóc lép còn gọi là cỏ cháy hoặc cây bài ngài; tên khoa học: Desmodium gangeticum (L.) DC. Thuộc họ: Fabaceae (Thuộc họ Ðậu).
Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (Huế), cây thóc lép có vị chát và tính bình. Cây thóc lép có thể chữa rất nhiều bệnh như rong kinh ở phụ nữ, phù nề , tích nước bên trong cơ thể, chữ khô cổ và giải nhiệt, cảm sốt, cảm cúm....
Ngoài ra, cây thóc kép còn có tác dụng tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim mạch.
Rễ cây thóc lép dùng chủ yếu trong việc giúp giảm đau xương khớp. Rễ sắc ống còn điều trị sỏi thận và mật. Ngoài ra, khi bị rắn cắn, ta có thể giã cây thóc lép làm nước để uống hoặc đắp vào vết thương.
Một số bài thuốc từ cây thóc lép:
- Chữa phụ nữ rong kinh : Rễ thóc lép, bẹ móc, mỗi vị 30g sắc uống hàng ngày.
- Chữa cảm sốt, cảm cúm: Thóc lép, cúc tần, chùa dù, rau tinh tú, mỗi vị 30g sắc uống và nấu xông cho ra mồ hôi.
- Chữa phù thũng: Cho vào 12g rễ thóc lép, 8g lá cối xay và 300ml nước. Đun sôi trong vòng 30 phút. Uống 3 lần trong ngày.
- Chữa vết lở loét: Cho vào 30g rễ thóc lép và 200ml nước. Đun sôi trong vòng 15 phút. Dùng nước đó để rửa vết loét hoặc vết thương.
- Điều trị phù nề: Cho vào 10g rễ thóc lép, 10g lá cối xay, 5g râu ngô, đun sôi và uống hằng ngày.
- Tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim: Hãm 20g toàn thân cây thóc lép để uống hàng ngày.
- Chưa đau nhức xương khớp: Ngâm rễ thóc lép làm rượu uống. Ngoài ra, có thể cho 15g rễ cây khô vào 600ml nước, đun sôi, dùng uống hàng ngày.
- Trị rắn cắn: Rửa vết thương, lấy 1 lượng vừa đủ khoảng 20g rễ thóc lép tươi nhai nuốt nước và dùng bã đắp lên vết thương, mỗi ngày dùng 2 lần.