Nguy cơ bị COVID-19 kéo dài thấp hơn khi nhiễm biến thể Omicron
Thực hư thông tin 'biến thể Omicron không lan xuống phổi như biến thể khác'
ĐỌC NGAY
Các nhà nghiên cứu tại Đại học King London (Anh) nhận thấy tỷ lệ bị tình trạng COVID-19 kéo dài sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thấp hơn từ 20 - 50% trong đợt dịch bùng phát biến thể Omicron ở Anh so với biến thể Delta . Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và thời điểm tiêm mũi vaccine gần nhất phòng COVID-19.
Tình trạng COVID-19 kéo dài bao gồm các triệu chứng dai dẳng từ mệt mỏi đến "sương mù não", có thể gây suy nhược và kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Tình trạng này ngày càng được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu biến thể Omicron có gây nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo như các biến thể trước đây hay không.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài sau khi mắc thể Omicron thấp hơn từ 20 - 50% so với biến thể Delta
Theo Cục thống kê quốc gia Anh vào tháng 5/2022, có 438.000 người ở nước này bị tình trạng COVID-19 kéo dài sau khi nhiễm biến thể Omicron, chiếm 24% tổng số bệnh nhân bị tình trạng COVID-19 kéo dài. Cũng theo cơ quan này, nguy cơ mắc các triệu chứng dai dẳng liên quan tới biến thể Omicron thấp hơn so với biến thể Delta, nhưng chỉ đối với những người được tiêm 2 mũi vaccine, và không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với những người đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19 .
Trong nghiên cứu mới, 4,5% trong số 56.003 người được nghiên cứu trong thời kỳ cao điểm nhiễm biến thể Omicron (từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022) đã báo cáo bị tình trạng COVID-19 kéo dài. Trong khi, tỷ lệ này là 10,8% trong tổng số 41.361 người trong đợt cao điểm nhiễm biến thể Delta (từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2021). Nghiên cứu không đề cập tới so sánh giữa các nhóm được tiêm chủng và không được tiêm chủng.
Tình trạng COVID-19 kéo dài vẫn cần được quan tâm
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu mới này được cho là nghiên cứu hàn lâm đầu tiên cho thấy biến thể Omicron không có nguy cơ cao gây tình trạng COVID-19 kéo dài, nhưng điều này không có nghĩa là số lượng bệnh nhân bị tình trạng COVID-19 kéo dài sẽ giảm. Bởi vì trong khi nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo dài khi nhiễm biến thể Omicron thấp hơn, thì biến thể này cũng khiến cho nhiều người dễ bị nhiễm bệnh hơn, do vậy số ca mắc tình trạng COVID-19 kéo dài (con số tuyệt đối ) hiện nay lại cao hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Claire Stevess, kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ y tế: "Đây là một tin vui, nhưng xin đừng hủy bỏ bất kỳ dịch vụ chăm sóc tình trạng COVID-19 kéo dài nào".
Tiến sĩ Steves cho biết, các nghiên cứu trước đây không cho thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo dài giữa các biến thể SARS-CoV-19 khác nhau. Tuy nhiên, các nhóm nghiên cứu cho rằng, cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định rõ vì sao biến thể Omicron lại gây nguy cơ bị tình trạng COVID-19 kéo dài thấp hơn so với các biến thể khác.
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine bất hoạt chống biến thể Omicron
SKĐS - Cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc ngày 26/4 đã cho phép thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ virus bất hoạt để chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
F0 Omicron Có Nguy Cơ Lây Bệnh Cho Người Khác Trong Vòng Trung Bình 6 Ngày | SKĐS