Trang Chủ > Sức khỏe > Bệnh tiêu cơ vân: nguy cơ tiềm ẩn khi tập thể thao quá mức

Bệnh tiêu cơ vân: nguy cơ tiềm ẩn khi tập thể thao quá mức

Sức Khỏe và Đời Sống
02/07/2022 08:26:43

Các chương trình tập luyện cường độ cao dồn ép rất nhiều áp lực lên các cơ. Những người mới tham gia tập gym, kể cả những người thể trạng siêu khỏe, có thể gặp rủi ro khi tập luyện nếu cường độ hoạt động vượt quá mức độ chịu đựng của cơ thể và không lắng nghe cơ thể.

Bệnh tiêu cơ vân: nguy cơ tiềm ẩn khi tập thể thao quá mức-1

Vì sao một buổi tập luyện đơn giản lại có thể trở thành nguy hiểm đến vậy?

Nhiều người tham gia thường có tâm lý "tập hết mình hoặc nghỉ khỏe", họ càng vận động hăng hái hơn trên nền nhạc sôi động và theo lời cổ vũ của học viên cùng lớp trong suốt buổi tập. Trong các lớp học đạp xe, người tập chân sẽ không rời bàn đạp nên họ thường không tạm dừng để nghỉ khi cần thiết. Trong một bầu không khí căng thẳng như vậy, những người mới sẽ bị cuốn theo và cố gắng quá sức.

Nếu bản thân biết cân bằng và không vượt quá giới hạn của cơ thể, thì lần đầu tham gia lớp học sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe. Có thể bạn sẽ bị đau nhức cơ bắp trong vài ngày sau vì các phần cơ đã bị lạm dụng quá mức bắt đầu lành lại. Tuy nhiên, một số người không may vận động quá sức sẽ mắc phải một tình trạng hiếm gặp được gọi là tiêu cơ vân dẫn đến phá hủy mô cơ xương và hoại tử cơ. Hậu quả làm giải phóng các thành phần độc tố khi các cơ bị phá hủy có thể dẫn tới suy thận và thậm chí tử vong.

Tiêu cơ vân là gì?

Tiêu cơ vân là hội chứng xảy ra do vận động quá sức khi tập thể dục, khiến các tế bào cơ bị phá vỡ và giải phóng một loại protein là myoglobin vào máu. Nếu myoglobin được giải phóng với số lượng lớn, thận không thể nhanh chóng thanh lọc máu và bài tiết ra ngoài qua đường tiểu. Từ đó gây ra biến chứng như suy thận và thậm chí có thể tử vong.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Tuy tiêu cơ vân rất hiếm gặp nhưng bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bạn có rủi ro cao mắc bệnh nếu là:

- Vận động viên lần đầu tập sức bền: Đặc biệt nếu cố gắng quá sức mà không nghỉ giữa các bài tập cường độ cao như chạy marathon và đạp xe.

- Lính cứu hỏa: Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao trong khi gắng sức có thể khiến bạn gặp rủi ro.

- Tập huấn trong quân đội: Đặc biệt là trong trại huấn luyện và phải trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt khi cơ thể không quen vận động nhiều.

- Mắc bệnh di truyền vể rối loạn cơ như chứng loạn dưỡng cơ.

- Mắc bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất hoặc rối loạn ty thể.

- Đang sử dụng ma túy và / hoặc các chất kích thích như amphetamine, cocaine: Một số loại ma túy làm tăng nguy cơ phá hủy cơ, còn chất kích thích thì làm cơ thể "lâng lâng" nên không hề phát hiện cơ thể mình đang quá sức.

Làm sao để biết tôi có bị tiêu cơ vân hay không?

Nếu chưa quen vận động, thông thường bạn sẽ bị đau cơ và đau nhức người vài ngày sau khi tập nặng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá lâu và bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng liệt kê bên dưới, hãy đi khám bác sĩ để cân nhắc xét nghiệm bệnh tiêu cơ vân:

- Sưng phù cơ

- Cơ yếu, mềm và đau nhức

- Nước tiểu màu trà đậm

- Ít đi tiểu

- Mất nước

- Buồn nôn

- Mất ý thức

Chẩn đoán bệnh và điều trị sớm để điều cần thiết  đối với tình trạng có thể gây tử vong này.

Bệnh tiêu cơ vân: nguy cơ tiềm ẩn khi tập thể thao quá mức-2

Điều gì xảy ra nếu tôi được chẩn đoán mắc chứng tiêu cơ vân?

Vì tiêu cơ vân là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng làm thận tổn thương trầm trọng nếu không được điều trị, bệnh nhân phải nhập viện ngay lập tức và truyền dịch và chất điện giải qua đường tĩnh mạch để bù nước và thải độc khỏi cơ thể. Sau đó cần theo dõi tại viện trong vài ngày, nếu hồi phục sẽ phải tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường các cơ bị suy yếu.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương thận thì cần lọc máu tạm thời để loại bỏ các chất độc ra khỏi máu vì thận không còn thực hiện được chức năng đó nữa. Tổn thương thận dù là tạm thời nhưng bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thận mãn tính trong tương lai.

Có thể ngăn ngừa tiêu cơ vân không?

Mức độ tổn thương cơ tỷ lệ nghịch với sức khỏe tim mạch và sức chịu đựng của cơ bắp theo từng cá nhân. Khi nhận thức được những rủi ro khi tập thể dục cường độ cao, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiêu cơ vân có liên quan tới thể dục bằng cách:

- Khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, đặc biệt là một bài mới, hãy thực hiện từ từ và nghỉ ngơi khi cơ thể có dấu hiệu quá tải. Đừng quá thúc ép bản thân.

- Uống đủ nước và tránh làm cơ thể quá nóng. Nếu bạn đang tập thể dục ngoài nắng thì hãy nghỉ ngơi trong bóng râm.

Mất bao lâu để hồi phục bệnh tiêu cơ vân?

Nếu bệnh nhân thuộc nhóm 65 - 85% không bị tổn thương thận, họ sẽ hồi phục dần những vẫn còn yếu cơ kéo dài trong nhiều tuần sau đó. Nếu thận bị tổn thương và cần lọc máu, cần trao đổi với bác sĩ về quá trình hồi phục lâu dài.

Cố gắng áp dụng thói quen tập thể dục điên cuồng không đáng để mạo hiểm sức khỏe của bản thân. Mỗi người cần biết giới hạn của chính mình và ngưng tập khi cơ bắp bắt đầu căng quá mức. Tuy bỏ cuộc sớm nhưng ít nhất bạn sẽ không hủy hoại thận và thậm chí mất mạng nếu như phát bệnh.

Nếu bạn biết mình đã cố gắng quá sức và đang có các triệu chứng của bệnh tiêu cơ vân, hãy đến đi cấp cứu ngay lập tức.

Bài viết được đánh giá bởi bác sĩ Angeline Goh, chuyên gia nội thận tại Bệnh viện Mount Elizabeth.

Bệnh tiêu cơ vân: nguy cơ tiềm ẩn khi tập thể thao quá mức-3

Hai bác sĩ tới từ bệnh viện Mount Elizabeth và Mount Elizabeth Novena, Singapore sẽ có buổi tư vấn dành cho bệnh nhân gặp các vấn đề sau vào ngày thứ Năm, 14/7/2022:

BS Angeline Goh , chuyên khoa nội thận, tư vấn các vấn đề về thận như: viêm cầu thận, bệnh thận IgA, suy thận, ghép thận.

BS Jarrod Lee , chuyên khoa tiêu hóa & nội soi tiêu hóa nâng cao, tư vấn các vấn đề về tiêu hóa như: bệnh dạ dày, đường ruột, tầm soát ung thư đường tiêu hóa bằng nội soi nâng cao, và các bệnh về gan/mật

Địa điểm: VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn / FB Page: https://www.facebook.com/MountElizabethVietnamOffice

Link đăng ký tư vấn với bác sĩ: https://bit.ly/3Ah9QXe