Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau, rát vùng mặt được chẩn đoán bỏng độ 2 vùng mặt. Do độ sát thương của bật lửa không quá lớn, đồng thời bé được đưa đến bệnh viện ngay nên các bác sĩ đã xử trí kịp thời vùng bỏng. Hiện sức khỏe cháu đã ổn định, vùng da chỗ bỏng đã lên da non..
Các bác sĩ Khoa Chấn thương – chỉnh hình và bỏng bệnh viện cho biết thêm, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị bỏng các loại: bỏng nước, bỏng lửa, bỏng do chế tạo pháo... Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ nhỏ chưa hiểu hết được mức độ nguy hiểm khi không may gặp sự cố. Bên cạnh đó sự bất cẩn của phụ huynh, không để ý, giám sát chặt chẽ đến trẻ cũng dẫn đến những sự cố đáng tiếc.
Qua đây các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, giáo dục và để xa tầm tay của trẻ các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy nổ, các chất sinh lửa, đồ điện.
Vết bỏng do bật lửa trên khuôn mặt cháu bé
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu không may bị bỏng cần xử trí đúng và đưa trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Tránh nghe theo lời mách dùng lá cây đắp bỏng gây ra tình trạng nhiễm trùng gây ra hậu quả đáng tiếc. Bởi trước đó, các bác sĩ của bệnh viện đã phải chuyển một bệnh nhân bị bỏng do pháo nổ nghe theo lời mách đến tìm thầy lang đắp lá. Tuy nhiên, đắp đến ngày thứ 3 thì vùng bỏng hoại tử nặng đưa đến bệnh viện thì bệnh nhân đã ở vào tình trạng nguy kịch buộc phải chuyển lên Viện bỏng quốc gia.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện trẻ bỏng cần rửa vết bỏng bằng nước sạch để làm giảm nhiệt độ tại vết bỏng và giảm độ sâu của vết bỏng.
Nếu bị bỏng ở tay hoặc chân có thể ngâm tay, chân trong chậu nước hoặc dùng vòi nước chảy xả trực tiếp vào vùng bị bỏng.
Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.
Đắp thuốc lá chữa bỏng, trẻ nhiễm trùng nặng, nôn ra máu
SKĐS - Sau 1 tuần đắp thuốc lá của thầy lang, sức khoẻ bệnh nhi ngày càng yếu, nằm mệt, vùng bỏng không khỏi xuất hiện mủ kèm theo nôn ra máu...