Trang Chủ > Sức khỏe > Ăn gừng nên gọt vỏ hay ăn cả vỏ? Nhiều người đang làm sai mà không biết

Ăn gừng nên gọt vỏ hay ăn cả vỏ? Nhiều người đang làm sai mà không biết

Tổ quốc
26/07/2022 04:09:21
Ăn gừng nên gọt vỏ hay ăn cả vỏ? Nhiều người đang làm sai mà không biết-1

(Tổ Quốc) - Những thông tin mới này có thể sẽ thay đổi thói quen sơ chế gừng của bạn.

Nhiều người có thói quen gọt vỏ gừng trước khi chế biến, số khác lại chỉ rửa sạch rồi đập dập dùng luôn. Hầu hết mọi người đều làm theo thói quen chứ không hề biết việc bỏ vỏ hay ăn cả vỏ gừng có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy cụ thể khi nào nên ăn gừng cả vỏ, khi nào nên gọt vỏ?

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta đều có thể ăn gừng cả vỏ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Dana Angelo White, vỏ gừng khá an toàn để tiêu thụ, không có độc tố. Vỏ còn chứa nhiều chất xơ khi so với phần còn lại của củ gừng.

Y học Trung Quốc cũng khuyên ăn gừng cả vỏ vì gừng có tính ấm, vị hăng; trong khi vỏ gừng tính mát tự nhiên, có vị cay nồng, tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Hai thành phần này có thể bổ trợ cho nhau như một cặp âm dương, cân bằng dược tính của nhau. Đặc biệt, những người đang bị phù nề, táo bón, hôi miệng thì rất nên ăn gừng cả vỏ.

Ăn gừng nên gọt vỏ hay ăn cả vỏ? Nhiều người đang làm sai mà không biết-2

Ăn gừng bỏ vỏ hay cả vỏ còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Ảnh: Baijiahao

Ngược lại, do đặc tính của vỏ gừng nên y học cổ truyền vẫn khuyến cáo một số trường hợp nên gọt sạch vỏ khi ăn. Đó là:

- Người bị bệnh dạ dày, lá lách không ăn vỏ gừng vì vỏ gừng có tính mát, khi ăn cả vỏ có thể gây khó chịu cho tỳ vị, dạ dày.

- Người bị cảm lạnh nên bỏ vỏ gừng để giữ nguyên tính ấm của gia vị này, giúp giải cảm nhanh chóng.

- Khi nấu hải sản nên bỏ vỏ gừng vì vỏ có vị cay nồng sẽ làm ảnh hưởng tới hương vị món ăn.

Một số lưu ý khi ăn gừng

Không ăn gừng ban đêm

Uống trà gừng hay ngậm một lát gừng vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường và tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa và kháng khuẩn. Thế nhưng khi ăn gừng vào ban đêm, cơ thể sẽ bị nóng phừng phừng, không tốt cho giấc ngủ.

Không ăn gừng nẫu

Một nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ cho thấy, safrole - một chất tồn tại trong củ gừng bị thối nẫu - có khả năng gây ung thư gan. Vì vậy khi thấy gừng có dấu hiệu chảy nước, mềm nhũn thì nên vứt bỏ ngay đi.

Không ăn gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng sẽ rất nguy hiểm vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Từng lên sóng CNN, Reuters, làng nghề tại Hà Nội có gì mà nhiều du khách phải e sợ?

TAMMY