Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao
Theo đó, 11/11 huyện, thị xã, thành phố (trừ Tri Tôn) có số ca mắc sốt xuất huyết tăng vượt trên 100% so cùng kỳ. Trong đó, 7/11 huyện ghi nhận trên 500 ca mắc, huyện Châu Phú ghi nhận số ca mắc cao nhất là 1048 ca, sau đó là các huyện Chợ Mới 903 ca, huyện Phú Tân 699 ca, An Phú 582 ca, huyện Tịnh Biên ghi nhận 565 ca... An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.
Đối với bệnh tay chân miệng , tính đến ngày 25/6/2022, địa phương này ghi nhận 950 ca mắc; hiện toàn tỉnh An Giang có 11/11 huyện, thị xã, thành phố ghi nhận ca mắc, trong đó huyện Chợ Mới ghi nhận số ca mắc cáo nhất là 231 ca, sau đó là huyện Châu Thành với 132 ca.
Hiện An Giang chưa ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng. Tuy nhiên, bệnh này đang có chiều hướng tăng vào những tuần gần đây.
An Giang ghi nhận hơn 6000 ca mắc sốt xuất huyết.
Nhiều biện pháp được triển khai để phòng ngừa dịch bệnh
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh, do vậy để chủ động phòng, chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống..., qua đó, nâng cao ý thức của hệ thống chính trị, người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
-
Nhiễm độc toàn thân do tự dùng thuốc điều trị viêm gan B
Sở Y tế An Giang tăng cường tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh; xây dựng phác đồ điều trị; chủ động dự báo, đảm bảo nguồn vật tư y tế, cơ số thuốc phục vụ điều trị.
Đồng thời, phối hợp các sở, ngành, địa phương đồng loạt ra quân, phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ, nhà trẻ mầm non.
Cùng với đó, tinh An Giang yêu cầu các địa phương triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Tổ chức tốt việc phân tuyến, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất ca tử vong.
Tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo cần tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết , tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học; thực hiện vệ sinh lớp học, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
Kịp thời phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch.
Ăn nhầm phân bón NPK, cụ ông vào viện cấp cứu
SKĐS - Ăn nhầm phân bón NPK, cụ ông 76 tuổi (Quảng Nam) phải nhập viện cấp cứu gấp do kali máu tăng cao, có nguy cơ ngưng tim.