Trang Chủ > Sức khỏe > 6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Zingnews
21/07/2022 08:08:39
6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-1

Đau bụng dữ dội: Theo India Times, sốt xuất huyết là bệnh toàn thân, có thể ảnh hưởng tất cả cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Tổn thương tế bào và rò rỉ mao mạch là biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây rối loạn chức năng gan. Điều này dẫn đến tình trạng khó chịu, đau đớn ở vùng bụng. Ảnh: Thehealthy.

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-2

Nôn kéo dài hoặc ra máu: Triệu chứng phổ biến khác của bệnh sốt xuất huyết ngoài sốt là buồn nôn, nôn mửa. Nếu triệu chứng này kéo dài (ít nhất 3 lần trong 24 giờ) hoặc nôn ra máu, nó có thể cảnh báo tình trạng rối loạn toàn thân khi mắc sốt xuất huyết và cần được điều trị cấp cứu. Ảnh: Delgarm.

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-3

Chảy máu mũi, lợi: Sốt xuất huyết gây viêm khắp cơ thể, kể cả các mạch máu. Vì vậy, bạn có thể bị chảy máu dưới da, đặc biệt ở lợi và mũi. Những triệu chứng chảy máu này cảnh báo bệnh sốt xuất huyết diễn biễn nặng cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Oklahomaotolaryngology.

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-4

Mệt mỏi, chán chường: Mệt mỏi làm giảm khả năng làm việc, thường gặp trong giai đoạn cấp tính của bệnh sốt xuất huyết và có thể kéo dài vài tuần sau khi hồi phục. Nhiễm trùng sốt xuất huyết có thể gây viêm cơ, hội chứng Guillain-Barré và hạ kali máu. Những vấn đề này đều khiến người bệnh sụt giảm năng lượng, chán nản. Ảnh: Womenshealthmag.

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-5

Thân nhiệt chuyển nóng sang lạnh: Theo Medical News Today, sau vài ngày, thường là 3-7 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân có thể chuyển biến nặng. Các dấu hiệu nghiêm trọng có thể bao gồm giảm thân nhiệt (xuống dưới 38 độ C) kèm theo da lạnh, cảm giác bồn chồn, ớn lạnh hoặc rùng mình dữ dội, đổ mồ hôi nhiều. Ảnh: Mmagazin.

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết-6

Nhịp tim nhanh, yếu: Rối loạn nhịp tim là bất thường phổ biến nhất xảy ra với các bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó có thể gây nhịp tim nhanh nhưng yếu. Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn sốt hoặc khi bệnh phát triển có rỉ dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nếu bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng này trong giai đoạn nguy kịch, cần theo dõi sát sao trong vòng 24-48 giờ tiếp theo để được chăm sóc y tế đúng cách, tránh biến chứng và nguy cơ tử vong. Ảnh: Express.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.

8 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Một số thực phẩm như đu đủ, nước dừa, bông cải xanh rất giàu dưỡng chất cần thiết ngăn ngừa chứng thiếu máu, cải thiện số lượng tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết.