Lá cây xạ đen
Cây xạ đen còn được gọi là dây gối, thanh giang đằng, quả nâu hay theo tên khoa học Celastrus hindsii Benth et Hook.
Cây xạ đen
Xạ đen là một loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, chiều dài trung bình khoảng 3-10m. Cành cây non không có lông, màu xám nhạt.
Khi trưởng thành, cây dần chuyển sang màu nâu, xanh thẫm và có rất nhiều lông. Lá xạ đen có đầu nhọn, phiến lá hình bầu dục, mọc so le, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, mép có răng thấp. Cuống lá khá ngắn, khoảng 5-7mm.
Các bộ phận lá và cả cành, thân cây đều có thể sử dụng trong các bài thuốc phòng ung thư. Bạn có thể dùng tươi hay khô.
Khi thu hái, lá cây trưởng thành có thể lấy bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đối với thân và cành, người ta thường đợi đến khi cây già mới thu hoạch để có dược tính cao.
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng, hơi chát, tính hàn và có công dụng giải độc, trị viêm gan, các bệnh ung bướu, tiêu viêm, mụn nhọt, vàng da, hoạt huyết, giảm đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể, an thần,…
Lá trà xanh
Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y sinh Los Angeles đã xác định thành phần EGCG trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Cụ thể EGCG là chất chống oxy hoá mạnh, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư tuyến tụy, từ đó gây chết tế bào này.
Tuy nhiên, khi uống trà xanh các bạn cần lưu ý: Không uống trà xanh khi đói tránh tăng axit dạ dày gây buồn nôn, chóng mặt.
Tránh uống trà trước bữa ăn để không làm loãng dịch vị. Tránh uống trà ngay sau bữa ăn để không làm protein trong thức ăn cứng và ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Tránh uống trà lạnh để không gây đình trệ khí, tiết nhiều đờm.
Uống lá trà xanh tốt nhất là trước và sau ăn 1 tiếng.
Cây bìm bịp
Cây bìm bịp còn có tên gọi là cây xương khỉ được sử dụng như một loại thảo dược chữa nhiều bệnh trong dân gian. Ngoài ra, cây còn có các tên khác như mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử …với tên khoa học Clinacanthus nutans, thuộc họ ô rô.
Thành phần hóa học trong bìm bịp gồm flavonoid, tannin, glycosid hay flavon…cùng nhiều hoạt chất khác như glycerol, cerebrosid. Về dinh dưỡng, cây còn chứa đạm, béo, canxi, xơ, vitamin…
Các dưỡng chất cây bìm bịp mang lại có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. Các bệnh lý về gan: viêm gan, xơ gan, ung thu gan nhờ có hoạt chất Tanin liên kết chặt chẽ vỡi protein ngăn chặn quá trình oxy hoá và loại bỏ các gốc tự do.
Hơn nữa, lượng canxi có trong bìm bịp có tác dụng kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp và phòng bệnh tiểu đường.
Cây bìm bịp có khả năng cầm máu, tốt cho tim mạch, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc.
Lá và hoa cây đu đủ đực
Hoa cây đu đủ đực
Cây đu đủ đực là một cây rất quen thuộc với người Việt. Ngoài việc là một loại trái cây bổ dưỡng, có vị ngọt , thơm ngon phần là và hoa của cây đu đủ đực còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian tuyệt vời để phòng và ngăn ngừa tế bào ung thư.
Trong hoa đu đủ đực các nhà khoa học đã tìm thấy những hoạt chất như isothiocyanates, ancaloit, flavonoid, đạm, chất béo, beta carotene, canxi, chất xơ, axit gallic, phenol, vitamin A, C, E, tanin, iron,.. Những hoạt chất này giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình di căn, giảm đau, kháng viêm rất tốt.
Ngoài ra, hoa và lá cây đu đủ đực còn có thể ngăn ngừa lão hoá nhờ các hàm lượng vi khoáng A,C,E và folate thúc đẩy quá trình trao đổi chất ngăn chặn oxy hoá. Các bệnh về đường tiêu hoá, sỏi thận - mật hay dạ dày đều giảm nhẹ khi sử dụng lá và hoa đu đủ thường xuyên.
Lá và hoa đu đủ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, điều hoà lượng insulin trong cơ thể.
Có nhiều cách để sử dụng hoa và lá đu đủ như: phơi khô để sắc nước, pha trà uống hàng ngày. Trong chế biến thức ăn, hoa đu đủ có thể xào hay luộc nhưng tuỳ người có thể ăn được vị đắng của hoa hay không.
Với những người bị ho khan, viêm phế quản ngâm hoa đu đủ đực với đường phèn hoặc mật ong. Cách kết hợp này vừa làm giảm vị đắng còn đem lại tác dụng tuyệt vời.