Thông thường khoảng 1 - 3 ngày các vết thương nhỏ do va chạm sẽ bắt đầu lành. Tuy nhiên, nếu gan của bạn không tốt thì khi bị các vết thương nhỏ sẽ rất lâu lành. Thậm chí các vết thương đó có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn, khiến vết thương trở nặng hơn.
Theo các chuyên gia, việc lành vết thương có liên quan rất nhiều đến gan của chúng ta. Bởi vì gan có thể thúc đẩy chức năng trao đổi chất của cơ thể và kiểm soát hoàn toàn việc chữa lành vết thương.
Khi chúng ta ngủ, các cơ quan sẽ lần lượt bước vào trạng thái nghỉ ngơi và tự hồi phục. Trong trường hợp, chúng ta thường xuyên thức khuya, các chất độc và chất thải trong cơ thể khó có thể được các cơ quan bài tiết ra ngoài. Điều này khiến các cơ quan bị "nhiễm độc", quá tải làm suy yếu sức khỏe và khả năng hoạt động của chúng. Lá gan là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngược lại, cũng theo các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ có liên quan rất nhiều đến sức khỏe của lá gan. Với những người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ngáy và nghiến răng khi ngủ thường do gan hoạt động không tốt.
Muốn biết mình có khỏe mạnh hay không, chúng ta có thể quan sát màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong suốt không lẫn các tạp chất khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp nước tiểu có màu bất thường như: vàng cam, màu nước trà hay nước tiểu đục, nguyên nhân có thể liên quan trực tiếp đến lá gan. Cụ thể, một khi gan có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết bilirubin, từ đó ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất bình thường và làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
Sức khỏe của lá gan cũng có thể được nhận diện thông qua việc xem màu sắc của móng tay.
Nếu móng tay hồng hào và sáng bóng có thể phản ánh lá gan của bạn rất khỏe mạnh. Trong khi đó, nếu móng tay có màu trắng nhợt nhạt, có những đường không đều nhau có khả năng bạn mắc bệnh viêm gan, thậm chí là xơ gan.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng: Để tăng cường sức khỏe cho gan, mọi người nên ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin như A, B, C, E. Các loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do, giúp làm sạch gan, ngăn ngừa bệnh gan.
- Hạn chế, hoặc từ bỏ rượu bia, đồ uống có cồn : Mỗi ngày, gan phải "xử lý" một khối lượng công việc khổng lồ. Nếu phải thường xuyên "tăng ca" xử lý thêm rượu, bia, đồ uống có cồn sẽ khiến cho gan bị quá tải và phải chịu "áp lực" nặng nề.
- Luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt chất béo, giúp giảm mỡ gan. Theo các chuyên gia, tập aerobic (đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan, giúp tăng cường cơ tim, lưu lượng máu được cải thiện, tim dễ dàng chuyển máu đến gan.
- Thăm khám bệnh định kỳ: Đừng để đến khi xuất hiện triệu chứng mới bắt đầu đi thăm khám và điều trị bởi có rất nhiều bệnh lý tiến triển âm thầm, và chúng chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.