Trang Chủ > Sức khỏe > 17 năm mang tiếng "gái độc không con" và quả ngọt song thai một trai một gái

17 năm mang tiếng "gái độc không con" và quả ngọt song thai một trai một gái

Sức Khỏe và Đời Sống
25/08/2022 01:08:30

Không bỏ cuộc

Chị Nguyễn Thị Mai (1987, Tây Hồ, Hà Nội) với nickname Mai công chúa - cái tên cũng phần nào thể hiện được sự đáng yêu, nhí nhảnh trong tính cách của chị. Nhưng không ai biết rằng chị còn là người mẹ kiên cường trong hành trình đi tìm con. "Sau 17 năm cuối cùng chị cũng được làm mẹ rồi" - câu nói ngắn gọn nhưng chứa hết những hỷ, nộ ái ố của người mẹ không bao giờ bỏ cuộc.

Nhớ lại những ngày tháng ấy, giọng chị lạc hẳn đi: Năm 2004 chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị tắc vòi trứng, không thể có con tự nhiên, cần phải can thiệp.

Chị đã thực hiện IUI 2 lần tại các bệnh viện lớn khác nhau nhưng đều thất bại. Vì điều kiện kinh tế không cho phép, chị chuyển qua cắt thuốc. Cứ tích cóp được 2-3 triệu là anh chị lại lên đường. Đi hàng trăm cây số, trèo đèo lội núi, có những nơi giáp biên giới, xe cộ không thể đi phải đi bộ, có những lúc lạc trong rừng cả 4-5 tiếng đồng hồ… Cảm giác cô đơn, lạc lõng và cũng xen lẫn tuyệt vọng khi hành trình tìm con của mình sao lại vất vả và nhiều thử thách đến thế ...

17 năm mang tiếng "gái độc không con" và quả ngọt song thai một trai một gái-1

Chị Mai cùng chồng nghẹn ngào chia sẻ lại hành trình 17 năm

Trong quãng thời gian ấy, điều khiến chị cảm thấy mệt mỏi tủi thân nhất là những điều tiếng thiên hạ. Họ bảo chị "cây độc không trái, gái độc không con". Chị dần sợ lễ Tết, lễ thiếu nhi, sợ cả trung thu những hoạt động có trẻ nhỏ. Nhìn thấy người ta có con bồng con bế, chị cảm thấy "ghen tị" với tất cả những người phụ nữ có con. Thèm lắm, thèm cảm giác được làm mẹ…

Phận muộn con làm sao kể hết, đêm đêm nằm khóc, nỗi mong con không gì khỏa lấp…

Điều kì diệu sau 17 năm

Giữa lúc tuyệt vọng, chị Mai được một người quen là bác sĩ giới thiệu bác sĩ Nguyễn Duy Phương tại Trung tâm Hiếm muộn và y học giới tính Hà Nội thuộc Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội.

Ngày 28/7/2021 chị Mai được chuyển phôi. May mắn là, tin vui đã đến với họ ngay lần đầu thụ tinh trong ống nghiệm. Niềm vui ấy còn nhân lên gấp bội khi anh chị biết mình mang song thai 1 trai- 1 gái. "Vợ chồng mình lúc ấy chỉ biết khóc, nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ".

"Mai rất may mắn khi chuyển phôi lần đầu đậu luôn song thai. Nhưng bạn ấy mang thai rất khó khăn. Cả đội ngũ bác sĩ chúng tôi cũng căng thẳng, vất vả và làm mọi cách để giúp thai ổn định trong 12 tuần đầu. Chỉ cần đau bụng, nôn ra máu thôi là chúng tôi ưu tiên xử lý luôn, không cần đợi, không cần lấy số" - Bác sĩ Nguyễn Duy Phương chia sẻ về quãng thời gian đáng nhớ khi điều trị cho chị Mai.

Đến tuần thứ 36 hai bé đã ra đời khỏe mạnh, hoàng tử Trần Thiện Nhân của mẹ Mai nặng 2.3kg, còn cô công chúa nhỏ Trần Ánh Dương nặng 1.9kg không phải nằm lồng ấp. Hành trình tìm con của chị Mai khép lại đã mở ra tia hy vọng mới cho các gia đình đang mỏi mắt tìm con.

17 năm mang tiếng "gái độc không con" và quả ngọt song thai một trai một gái-2

Hai em bé IVF đáng yêu Thiện Nhân và Ánh Dương cùng bác sĩ Nguyễn Duy Phương

"Hơn 10 năm tôi làm nghề, chứng kiến những giọt nước mắt thành công, thất bại rất nhiều. Có bạn nhiều phôi cũng khóc, beta thấp khóc, beta cao cũng khóc, đậu thai cũng khóc, thậm chí bệnh nhân sinh con xong, bế con đến cám ơn bác sĩ cũng khóc làm tôi cũng xúc động theo. Đối với những cặp vợ chồng sinh con tự nhiên, có con đã là một niềm hạnh phúc rồi. Thì những gia đình mong con 10 năm, 15 năm càng ý nghĩa, càng trân quý hơn" - Bác sĩ Duy Phương chia sẻ trong một lần hội thảo tại Trung tâm.

17 năm mang tiếng "gái độc không con" và quả ngọt song thai một trai một gái-3

Hàng nghìn em bé khỏe mạnh ra đời từ Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội

Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng, cuối cùng vẫn có được quả ngọt. Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội được tạo nên bởi tài năng, tâm huyết của đội ngũ y bác sĩ; hệ thống phòng Lab đầu tư hàng chục tỷ đồng đã giúp nhiều gia đình rút ngắn hành trình tìm con, nâng cao tỉ lệ thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TRUNG TÂM HIẾM MUỘN VÀ Y HỌC GIỚI TÍNH HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin:

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con - IVF Hà Nội