Trải nghiệm lễ hội khinh khí cầu tại Thanh Hóa
Trong 2 ngày 27 và 28/8, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với chủ đề “Thanh Hóa rực rỡ sắc màu” được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn.
Trong 2 ngày 27 và 28/8, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với chủ đề “Thanh Hóa rực rỡ sắc màu” (Ảnh minh họa).
Vào 20h các ngày từ 29/8 đến 2/9, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc khắc cũng sẽ được tổ chức tại Công viên Hội An như: Chương trình văn nghệ với chủ đề “Việt Nam gấm hoa”; trình diễn và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi; giao lưu, biểu diễn nhảy hiện đại, nhảy Zumba.
Tại phiên bản dãy phố cổ Hội An sẽ tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và hoạt động ẩm thực và nhiều chương trình thể thao như: giải cầu lông, bóng bàn; giải đua xe đạp đường trường và địa hình quốc gia…
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Bình
Hàng năm, vào dịp Quốc khánh 2/9, người dân huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đều duy trì Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên sông Kiến Giang, nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thủy – Quảng Bình (Ảnh: Khoa Lịch sử).
Tương truyền, trước đây, vào dịp hè hằng năm, sông Kiến Giang đều khô cạn nước bởi hạn hán, nhưng cứ đến tháng 8 là có mưa, nước sông dâng đầy; ruộng đồng cũng ngập nước, thuận lợi cho việc sản xuất, đồng áng. Chim muông cá thú tràn đồng. Nước mưa lũ cũng cuốn quét sâu bọ, mang phù sa bồi đắp cho mùa vụ. Dân làng khắp nơi mới mở hội đua thuyền ăn mừng, cũng là mang ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, thi thố tài năng của trai bơi gái đua và cầu mong một mùa mưa thuận gió hòa sản xuất bội thu.
Tham gia lễ hội, nếu là thuyền nam gọi là bơi, thuyền nữ là đua dùng chầm (dầm) hoặc chèo để đưa thuyền lao nhanh về đích. Đường đua dài từ 15km (nữ) đến 24km (nam) theo sông Kiến Giang thu hút sự cổ vũ của hàng vạn người dân hai bên bờ sông vào ngày 2/9 hàng năm.
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Đà Nẵng
Tối thứ Bảy, Chủ Nhật hằng tuần tại bờ tây cầu Rồng (Đà Nẵng), các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ người dân chương trình âm nhạc đường phố. Từ ngày 20/8 đến 30/9, tại trụ sở Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật tại Đà Nẵng diễn ra triển lãm Việt - Lào.
Từ ngày 20/8 đến 30/8 còn có nhiều hoạt động khác như: Chương trình ảo thuật đường phố tại khu vực cầu Rồng; chương trình vũ điệu sông Hàn tại vòng bán nguyệt đường Bạch Đằng; chương trình vũ hội đường phố phục vụ người dân, du khách trên tuyến đường Trần Hưng Đạo; chương trình độc tấu piano mùa hè tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh,...
Nhiều hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Đà Nẵng. (Ảnh minh họa).
Từ ngày 30/8 đến hết 5/9, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm trực tuyến với chủ đề “Đà Nẵng - những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử” trên các nền tảng mạng xã hội và website của bảo tàng.
Từ ngày 31/8 đến 6/9, tại công viên phía nam bờ tây cầu Rồng, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tổ chức triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật với chủ đề “Quê hương con người duyên hải miền Trung - Tây Nguyên”.
Đặc biệt, tối 2/9 tại Công viên vườn tượng APEC, Nhà hát Trưng Vương tổ chức chương trình nghệ thuật tổng hợp chào mừng kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tại Công viên Biển Đông, Thành Đoàn tổ chức đại nhạc hội với chủ đề “Vững tin tiếp bước”.
Trong thời gian này, thành phố cũng tạo điều kiện cho các đơn vị tư nhân tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật như: chương trình nghệ thuật “Chỉ là không cùng nhau”, “Nhớ về em”; trình diễn bộ sưu tập thời trang và chung kết cuộc thi người mẫu thể hình…
Người lao động được nghỉ 4 ngày vào dịp lễ Quốc khánh 2/9
Festival Nhà Thiếu nhi toàn quốc lần thứ VII: Sân chơi giao lưu văn hóa nghệ thuật