Ảnh: Andreia Leite
Khám phá thị trấn đá với chợ buôn nô lệ lớn nhất thế giới
Thị trấn Đá (Stone Town) – một trong số ít thị trấn cổ ở Zanzibar – là một di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Zanzibar - một trong những chợ nô lệ lớn nhất thế giới. Hiện nay, nơi đây trở thành thánh đường Anh giáo - là đại diện cho sự giải phóng khỏi chế độ nô lệ đã ảnh hưởng đến người dân trên đảo.
Ảnh: heatherj518
Buôn bán nô lệ là một trong những ngành nghề phổ biến ở thị trấn Stone. Nô lệ được đưa đến từ các vùng khác nhau của Đông Phi; ước tính có hơn 50.000 nô lệ từ nhiều nơi khác nhau được đưa đến khu chợ và bán ở thị trấn Đá hàng năm vào khoảng thế kỷ 18 và 19.
Từ đây, nô lệ thành "món hàng trao đổi" và được vận chuyển bằng những chiếc thuyền buồm truyền thống qua tới đảo từ Tây Phi. Một vài nô lệ được đưa đến đảo Zanzibar sẽ làm việc tại các đồn điền trồng dừa và đinh hương.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể ghé thăm các căn phòng nơi các nô lệ đã bị giam giữ trước khi được bán đấu giá. Ở thị trấn Đá, những nô lệ bao gồm nam giới, cả phụ nữ và trẻ em đều bị giam giữ. Phụ nữ và trẻ em được giam trong một buồng và nam giới được giữ trong một buồng riêng biệt.
Ảnh: Jim Johnson
Trong quá trình bán đấu giá, nô lệ sẽ phải chịu cực hình như đánh đòn để xem người ấy có sức khỏe không. Với những nô lệ khóc thét sẽ bị bán với giá ít hơn và những người không khóc khi bị chủ nô đánh đòn được coi là mạnh mẽ và họ bị bán với giá nhiều hơn.
Buôn bán nô lệ cũng đã diễn ra bùng nổ ở Pangani và Zanzibar cho đến khi nó bị bãi bỏ vào thế kỷ 19 bởi những người Châu Âu, Ấn Độ và Ả Rập, những người đã làm việc với một số nhà lãnh đạo địa phương.
Buôn bán nô lệ sau đó đã bị bãi bỏ ở Zanzibar vào khoảng năm 1873. Phải kể đến sự đóng góp to lớn của Livingstone, một nhà thám hiểm người Anh, đã đứng lên hô hào chống lại cuộc buôn bán vô nhân đạo này. Ngay lối vào nhà thờ có một cây thánh giá khắc tên ông được chạm trổ từ gốc cây nơi ông thường đứng để lên án việc buôn bán nô lệ.
Ảnh: Hunbille
Thời kỳ sau khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ ở Zanzibar
Đài tưởng niệm chợ nô lệ ở thị trấn Đá được dựng lên cũng chính là địa điểm nơi nô lệ từng bị đem đi bán. Đài tưởng niệm được xây dựng vào năm 1998 bởi Clara Sornas, người đã sử dụng dây xích thật để làm tượng đài. Đài tưởng niệm Stone được tìm thấy bên ngoài thánh đường Anh giáo và có tượng bốn người bị xích ở cổ, cho thấy cảnh các nô lệ đã chịu khổ sở, "bày bán" trước mắt những người mua nô lệ.
Nhà thờ Anh giáo. Ảnh: David Stanley
Tại nhà thờ Anh giáo, bàn thờ được xây dựng nơi các nô lệ bị đánh đòn và bên ngoài nhà thờ có một trung tâm triển lãm trưng bày hình ảnh và thông tin lịch sử về chế độ nô lệ ở Zanzibar.
Chợ Darajani. Ảnh: Hunbille
Các địa điểm nổi tiếng khác trên hòn đảo Zanzibar
Các địa điểm tham quan khác xung quanh thị trấn Đá bao gồm chợ Darajani, nơi bán các loại thực phẩm địa phương và các mặt hàng khác. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể tìm hiểu cách chế biến các món ăn độc đáo nơi đây và cũng có thể trải nghiệm cuộc sống địa phương.
Pháo đài cổ. Ảnh: Anthea Rowan
Bạn có thể khám phá thị trấn Đá bằng cách đi bộ dọc theo các con hẻm, ngắm nhìn những cánh cửa Zanzibar hay các công trình nơi đây với lối kiến trúc độc đáo chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ và Anh. Đừng bỏ lỡ chuyến khám phá bằng xe đạp quanh đảo nhé!
Ngôi nhà kỳ quan ở thị trấn Stone. Ảnh: Natalya Ovchinnikova
Bên cạnh đó, các địa điểm tham quan hấp dẫn khác xung quanh thị trấn Đá bao gồm ngôi nhà của các kỳ quan, Pháo đài Cổ, cung điện của Sultan, các khu vườn Forodhani, Trạm xá cũ,...
Ngôi nhà kỳ quan ở thị trấn Stone được xây dựng vào năm 1883 bởi Barghash bin Said, quốc vương thứ hai của Zanzibar. Tại ngôi nhà của những điều kỳ diệu, một chuyến tham quan cũng bao gồm việc tìm hiểu thêm về văn hóa Swahili.
Trong quá trình xây dựng ngôi nhà kỳ quan, các cánh cửa được xây dựng theo cách mà nhà vua có thể vào khi cưỡi voi. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên có thang máy và điện ở Đông Phi. Ngôi nhà kỳ quan được xây dựng dựa theo sự hòa trộn giữa văn hóa của Zanzibar, Anh, Bồ Đào Nha và Oman; được thể hiện rõ qua các cột gang, chạm khắc cửa, sân trung tâm, trần nhà,…
Cung điện của công chúa Salme. Ảnh: Gimas
Tham quan bảo tàng Cung điện là một trải nghiệm thú vị du khách nên lựa chọn khi đến thị trấn Đá. Bảo tàng này cũng nằm trong số các tòa nhà lịch sử chính ở thị trấn. Công trình cung điện này dành cho Sayyid Seid từ năm 1828, cũng trưng bày lịch sử của Zanzibar, những kỷ vật của công chúa Salme như các tác phẩm và quần áo của cô. Bảo tàng cung điện có một tầng trệt, tầng hai và tầng ba.
Trạm xá cũ còn được gọi là trung tâm văn hóa thị trấn đá và được xây dựng vào năm 1887, hoàn thành vào năm 1894 bởi một trong những người đàn ông giàu nhất ở Zanzibar. Tòa nhà được sử dụng như một bệnh xá trong thời thuộc địa và cũng là một trong những tòa nhà đã được khôi phục lại ở thị trấn Đá.
Ảnh: bag_lady
Một điểm đến khác ở thị trấn Đá là Pháo đài Cổ nằm gần ngôi nhà của các kỳ quan. Pháo đài cổ được xây dựng vào khoảng năm 1698 và 1701 bởi người Ả Rập Oman và nó là một pháo đài mà người Ả Rập sử dụng để tự vệ trước người Bồ Đào Nha và các thế lực thù địch khác.