Theo kế hoạch, Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/11. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh về “đất và người” Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời, tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch tỉnh.
Quang cảnh buổi họp báo.
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra 10 hoạt động chính, bao gồm: Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu năm 2022; tổ chức Đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới của tỉnh Bạc Liêu; liên hoan Nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022; tổ chức không gian “Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền” (gồm: Dân ca quan họ; Ca trù; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Nghệ thuật Bài chòi; Hát Chèo; Đờn ca tài tử Nam Bộ); khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu năm 2022; Ngày hội tôm và muối Bạc Liêu; Hội thảo góp ý Đề án xây dựng sản phẩm OCOP “Khu Du lịch Cộng đồng Vườn nhãn Bạc Liêu” và tổ chức công nhận Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng Sông Cửu Long; Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch và Chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề “Âm vang dạ cổ”; lễ khởi công/khánh thành một số dự án, công trình tại địa phương.
Trước khi các hoạt động chính diễn ra, tỉnh Bạc Liêu cũng sẽ tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật du lịch Bạc Liêu năm 2022 với chủ đề “Du lịch Bạc Liêu hội nhập và phát triển”; Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về thành tựu 25 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và ảnh đạt giải cao của Trại sáng tác ảnh nghệ thuật du lịch Bạc Liêu năm 2022.
Được biết, tổng kính phí tổ chức Ngày hội dự kiến khoảng 15 tỉ đồng; trong đó, nguồn xã hội hóa khoảng hơn 10 tỉ đồng, còn lại là từ nguồn kinh phí Nhà nước.
* Cũng tại buổi họp báo, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cũng đã chính thức Logo du lịch Bạc Liêu. Logo được thiết kế với 3 hình chủ đạo là hình ảnh cây Đờn kìm cách điệu, hình ảnh 3 chiếc nón lá cách điệu và hình ảnh sóng rợn màu xanh được đặt dưới khẩu hiệu du lịch “Bạc Liêu - Hội tụ bản sắc văn hóa Phương Nam”.
Logo du lịch Bạc Liêu.
Theo Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, hiện nay Bạc Liêu đang tập trung phát triển du lịch văn hóa với những sản phẩm mang nét đặc trưng, vừa đại diện mang bản sắc văn hóa của khu vực vừa mang nét riêng chỉ có ở Bạc Liêu để du khách trải nghiệm, cụ thể như: Trải nghiệm giá trị văn hóa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên quê hương Bạc Liêu, được xem là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể này, cũng như tìm về quê hương ra đời bản Dạ cổ hoài lang, của vọng cổ và nghệ thuật sân khấu cải lương, được xem biểu diễn nghệ thuật sân khấu tại Nhà hát Cao Văn Lầu. Trải nghiệm những giá trị hào sảng, cốt cách nghĩa tình của con người Bạc Liêu nói riêng và Nam Bộ nói chung, thông qua việc tìm hiều về Công tử Bạc Liêu tại Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Nhà Công tử Bạc Liêu. Trải nghiệm những giá trị văn hóa tâm linh thông qua các cơ sở thờ tự nổi tiếng của khu vực và cả nước như: Quán âm Phật Đài, Nhà Thờ Tắc Sậy, chùa Hưng Thiện, chùa Giác Hoa và các chùa, cơ sở thờ tự của Đồng bào dân tộc Khmer, dân tộc Hoa...
Tìm hiểu về lịch sử khẩn hoang, “mở đất”, lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng và đặc biệt là quá trình cộng cư của 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa tạo nên bản sắc của văn hóa đặc sắc của Bạc Liêu. Chính vì vậy, thông qua khẩu hiệu “Bạc Liêu - Hội tụ bản sắc văn hóa Phương Nam” nhằm định hướng phát triển Bạc Liêu trở thành một Phương Nam thu nhỏ với sự giao thoa và đa bản sắc văn hóa; qua đó tạo sự thu hút cho du khách khi tìm hiểu về Bạc Liêu và tạo cảm giác mong muốn được đến để trải nghiệm.
Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang
Tối 25/7, tại sân khấu ngoài trời của Nhà hát Cao Văn Lầu (phường 1, thành phố Bạc Liêu), Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2 với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang”.
Tỉnh Bạc Liêu đạt nhiều đột phá trong cải cách hành chính
Cải cách công vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá trong cải cách hành chính (CCHC). Tỉnh Bạc Liêu cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình ký kết hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2025
Ngày 27/4, tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết chương trình hợp tác giữa tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình giai đoạn 2017-2021 và ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2022 - 2025.