Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn được Bộ VHTTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013
Kiểm kê di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu…
Trong quá trình kiểm kê, cần làm sáng tỏ những nội dung đối với các di sản văn hóa như: Xác định được tên gọi của di sản; xác định được loại hình của di sản; xác định rõ địa điểm có di sản; xác định chủ thể của di sản; miêu tả di sản; đánh giá giá trị của di sản; xác định hiện trạng di sản; các biện pháp bảo vệ và tổng hợp danh mục các tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa.
Việc kiểm kê sẽ thực hiện theo các phương pháp: Khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa; phân tích đối chiếu, so sánh, đánh giá tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa; lập lý lịch di sản văn hóa; lấy ý kiến cam kết của cộng đồng, cá nhân đại diện cho di sản văn hóa.
Thành viên kiểm kê gồm đại diện của Sở VHTTDL; UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn; chủ thể văn hóa, tổ chức và cá nhân có liên quan, do lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh làm Trưởng ban.
Quảng Ngãi có nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Kinh, Hrê, Cor, Ca Dong… đang hiện diện sinh động qua hệ thống hơn 250 di tích; trong đó có hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là
Lễ hội đua thuyền tứ linh
(huyện Lý Sơn) và
Nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê
(huyện Ba Tơ).
NHƯ ĐỒNG