- Vải là loại quả thường có ở vùng nhiệt đới, hương vị ngọt và chua nhẹ rất hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều người thường bị nóng trong khi ăn vải.
Vải là loại quả thường có ở vùng nhiệt đới, hương vị ngọt và chua nhẹ rất hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều người thường bị nóng trong khi ăn vải. Vậy làm sao để ăn vải không bị nóng? Dưới đây sẽ là những bí quyết khi ăn vải bạn có thể tham khảo.
Ăn vải khi có cả lớp màng trắng bọc ngoài
Khi ăn vải, bạn nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài quả vài. Và bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu quả vải để hạn chế việc sinh nhiệt, nóng trong. Lớp vỏ này thường hơi chát, song ăn đến cùi vải bạn sẽ thấy ngon ngọt hơn.
Ngâm vải vào nước muối trước khi ăn
Có không ít người bị ngộ độc khi ăn vải, và xuất hiện những triệu chứng nổi mề đay, nôn nao, đau bụng tiêu chảy, hạ huyết áp,... Nguyên không phải do vải mà là do nấm độc Candida tropicalis thường có ở núm những quả vải chín nẫu. Lượng đường, axit, PH trong vải là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
Để ngăn chặn nguy cơ này, bạn nên ngâm vải vào nước muối trước khi ăn. Hoặc bạn cũng có thể uống một chút muối hoặc trà thảo mộc lạnh, chè đậu xanh, canh bí đao,... để phòng ngộ độc. Nếu muốn bảo quản vải trong thời gian dài hơn, bạn có thể mang cùi vải ngâm vào nước muối loãng trong 1h rồi cho vào hộp đậy kín, để ăn đá tủ lạnh.
Bạn nên ngâm vải vào nước muối trước khi ăn.
Không ăn quá nhiều vải một lúc
Trong vải có chứa rất nhiều đường, nếu như ăn khoảng 500g ngay một lúc sẽ khiến đường máu vượt quá ngưỡng chuyển hoá của gan, gây phản ứng đường máu thấp dẫn đến việc buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, toát mồ hôi, mỏi mệt,... Bởi vậy, mỗi lần ăn bạn chỉ nên dùng khoảng 10 quả vải với người lớn và khoảng 3 quả với trẻ nhỏ.
Chế biến thành đồ uống, chè thanh nhiệt
Để giảm bớt tính nóng của quả vải, bạn có thể thay đổi cách chế biến các món ăn từ vải như trà vải hay chè vải, hoặc kết hợp với các loại trái cây khác.
Gợi ý 2 món ngon từ vải:
Chè vải đậu xanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
300gr vải thiều tươi
150gr đậu xanh không vỏ hoặc có vỏ đều được
Đường phèn
Nước cốt dừa tùy thích
2 thìa bột năng, 2 thìa nước khuấy đều làm nước bột năng
Chè vải đậu xanh
Hướng dẫn cách làm:
- Đậu xanh vo sạch sẽ sau đó đem ngâm nước 2 tiếng cho hạt đậu nở mềm, khi nấu sẽ nhanh hơn.
- Vải đem bóc sạch vỏ sau đó dùng dao mũi nhọn hoặc kéo lách xung quanh phần cùi vải dính liền với hạt. Nhẹ nhàng lấy hạt vải ra sao cho phần cùi vải vẫn còn nguyên vẹn không bị nát.
- Đậu xanh sau khi đã ngâm nước xong thì cho đậu vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ vào cùng rồi bật bếp nấu cho nồi đậu sôi lên, hạ lửa nhỏ và mở nắp vung tránh cho đậu bị trào ra ngoài. Tiếp tục nấu cho tới khi hạt đậu vừa chín mà không bị bở nát.
- Đậu sau khi vừa chín thì thêm đường phèn, lượng đường tùy theo khẩu vị ăn ngọt ít hay nhiều mà bạn cho vào nhé. Lúc này bạn chế từ từ nước bột năng vào cùng và khuấy đều để tạo độ sệt cho món chè vải.
- Cuối cùng bạn chỉ việc cho cùi vải vào nồi chè và nấu cho sôi lên là tắt bếp, để cho chè nguội thì múc ra bát hoặc ly, thêm đá bào để món chè được mát lạnh. Hoặc bạn cũng có thể cất nồi chè trong tủ lạnh, khi ăn chỉ việc múc ra thưởng thức.
Trà vải
Nguyên liệu
5 – 7 quả vải ngâm đường hoặc vải tươi
3gr trà đen hoặc trà Earl Grey
10ml nước cốt chanh
10ml đường nước
100gr đường cát
Lá bạc hà, sả
Trà vải
Cách làm
Bước 1: Dùng nước sôi có nhiệt độ khoảng 90 độ C (đối với trà đen) để ủ trà trong khoảng 10 phút để chiết xuất được trọn vẹn mùi hương của trà, không để lại vị chát hoặc đắng.
Bước 2: Cho 80ml nước trà vào cốc. Sau đó cho nước đường vải, 10ml nước cốt chanh, một ít sả cắt nhỏ, vài quả vải ngâm đường. Sau đó bạn cho thêm vài viên đá vào và khuấy nhẹ để thức uống được hòa quyện vào nhau. Rót trà vài vào ly, trang trí thêm bằng 1 vài lá bạc hà tươi và thưởng thức.
Chúc bạn thành công!
Bồ Đào (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm