Để cơm nguội hâm nóng lại vẫn giữ được hương vị thơm ngon, thơm dẻo, bạn hãy làm theo cách dưới đây.
Ảnh minh họa
Hấp cơm nguội cùng cơm mới nấu
Nếu lượng cơm nguội còn ít, bạn có thể đem chúng hấp cùng với cơm mới nấu mà không sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả nồi cơm.
Đợi cơm mới nấu sôi và cạn nước, bạn hãy cho phần cơm nguội vào bên trên và đậy nắp nồi lại. Thao tác này phải thực hiện nhanh tay để nồi cơm không bị mất nhiệt. Khi cơm chín, phần cơm nguội cũng sẽ nóng dẻo như cơm mới nấu.
Nấu lại cơm nguội bằng nồi cơm điện
Cho một chút nước xuống đáy nồi cơm điện và đổ cơm nguội vào dàn đều lên trên. Cắm nồi cơm và nấu như bình thường. Khoảng 10 phút sau bạn sẽ thấy hơi nước bốc lên, nồi cơm chuyển sang chế độ ủ. Bạn để như vậy khoảng 5 phút rồi đảo đều và có thể mang cơm ra dùng. Cơm sẽ nóng sốt như mới nấu.
Hấp cơm bằng lò vi sóng
Cho cơm nguội vào bát thủy tinh hoặc bát sứ. Đậy nắp chiếc bát lại (hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại). Cho bát cơm vào lò vi sóng và hâm nóng. Như vậy là cơm sẽ nóng dẻo mà không bị khô.
Hấp cơm nguội bằng nồi thường
Cho cơm nguội vào một chiếc nồi và dàn đều. Phun một chút nước lên mặt cơm (ước chừng cho cơm thấm đều nước và một lượng nhỏ nước lắng xuống đáy nồi). Bạn cũng có thể cho cơm vào giá rồi sóc qua với nưới sau đó mới bỏ vào nồi.
Đặt nồi lên bếp và bật lửa vừa. Đun tới khi thấy nồi cơm nổ lẹt đẹt, hơi nước bốc lên thì vặn nhỏ lửa. Đun tiếp 5-10 phút là cơm nóng dẻo.
Với cách này, sau khi hấp, bạn phải đem cơm ra dùng ngay vì khi tắt bếp cơm không được ủ sẽ mất nhiệt và nhanh nguội.
Hấp cơm nguội cách thủy
Bạn có thể dùng khay đồ xôi để hấp cơm. Cho cơm vào xửng hấp và dàn đều. Cho nước vào nồi đun và đặt xửng hấp lên trên. Nấu cho nước sôi khoảng 10 phút là phần cơm ở trên đã đủ nóng dẻo như cơm mới nấu.
Nguồn Tin: