Phần lớn mọi người coi bọt khí nổi lên khi hầm xương là chất bẩn, nhưng sự thật là không phải tất cả bọt khí nổi lên đều cần được hớt bỏ.
Ảnh minh họa
Những sủi bọt trắng này có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần bọt trắng hay máu thừa trong lúc hầm xương thì không có độc tố nên nó không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để giữ vệ sinh và làm cho món hầm đẹp mắt hơn thì bạn nên vớt bỏ những phần bọt trắng này đi.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, việc người dân hớt bỏ hay để lại lớp bọt khi ninh xương đều có thể chấp nhận được vì nó không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng món ăn.
Lớp bọt khi ninh xương có chứa chất dinh dưỡng, đó là protein. Dưới tác động của nhiệt, protein hòa tan trong nước sau đó đông tụ lại và nổi lên trên. Trường hợp người dân sơ chế xương sạch sẽ, cần thận trước khi nấu thì không cần phải hớt bỏ lớp bọt đó.
Có nên hớt bỏ bọt khi hầm xương?
Trong quá trình đun và ninh xương, bọt khí xuất hiện khi các tạp chất và máu còn sót lại trong xương thịt bị phân giải ở nhiệt độ cao. Phần bọt nổi lên đầu tiên này là bọt bẩn, sẽ khiến món ăn ám mùi hôi nên cần được loại bỏ.
Lớp bọt đợt hai trong, sạch, chứa nhiều chất đạm, chất béo của xương.
Đun thêm một lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng khác, nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng.
Tất nhiên, không chỉ đun và ninh xương, bọt khí cũng được tạo ra trong quá trình nấu. Nhiều loại kim chi, nước hoa quả và mỳ cũng có bọt và chúng ta không cần hớt bỏ. Những bọt này rất tốt cho cơ thể.
Nguồn Tin: