Đứt dây chằng là một chấn thương phổ biến trong thi đấu thể thao và cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, việc tái tạo dây chằng để phục hồi khả năng hoạt động của khớp gối đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận.
Nguyên nhân nhiều trường hợp tái tạo dây chằng chéo thất bại
Cấu trúc của một hệ thống dây chằng chéo gồm phương tiện cố định và gân ghép. Thất bại thường xảy ra khi gân ghép bị giãn do thiếu độ bền, hoặc đứt do độ chịu lực kém.
Trong vài tháng đầu, lúc mảnh ghép chưa bám dính vào đường hầm và chưa có máu nuôi, độ vững chắc hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào đặc tính gân, kích thước đường kính mảnh ghép hay cách khâu nối. Các mảnh ghép kích thước nhỏ hơn 8 mm có tỷ lệ đứt cao hơn hẳn mảnh ghép kích thước trên 8 mm. Mảnh ghép gân bện cũng có thể bị dãn đến 12 mm khi chịu lực từ các hoạt động hàng ngày.
Hiện nay, tỷ lệ thoái hóa khớp sau mổ theo phương pháp thông thường rất cao. Trong vài năm đầu, tỷ lệ này là 15-20%, nhưng sau 10-15 năm có tới 70-80% trường hợp bị thoái hoá khớp. Ngoài ra, số người đã mổ dây chằng chéo trước, sau đó phải thay khớp do thoái hóa nặng nhiều gấp 5 lần số người bình thường. Có thể nói, kỹ thuật thông thường cho kết quả ban đầu khá tốt, nhưng về lâu dài lại đem đến lo ngại.
Không dễ để thực hiện một ca tái tạo dây chằng chéo thành công.
Một trong những cách hạn chế điều trị thất bại là tăng độ chịu lực và giảm độ dãn dài của mảnh ghép. Các mảnh ghép có độ lớn 8-9 mm sẽ bền và chịu lực tốt. Song theo cơ địa từng người, không dễ để tạo được gân ghép có đường kính mong muốn với cùng một kỹ thuật.
Mặt khác, dây chằng quá lớn cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Vì vậy để tránh những vấn đề trên, dây chằng cần giống nguyên mẫu tự nhiên vốn có: Dây chằng 2 bó đúng giải phẫu học.
Ngoài ra, ta có thể dùng suture tape để cố định độc lập với mảnh ghép. Kỹ thuật này cho thấy kết quả tăng độ chịu lực tối đa và giảm sự kéo dãn. Suture tape cũng cho thấy kết quả tốt hơn khi thử nghiệm lâm sàng với tỷ lệ đứt lại thấp hơn, gối đạt độ vững cao hơn.
Xu hướng tái tạo dây chằng mới
Nhiều người bệnh đang tin tưởng lựa chọn tái tạo dây chằng chéo bằng kỹ thuật 2 bó 3 đường hầm All-inside với tiêu chí chắc, bền, phù hợp. Kỹ thuật này đã được tạp chí thuộc lĩnh vực nội soi khớp Arthroscopy Techniques, Mỹ giới thiệu trong bài viết đăng tải vào tháng 12/2021. Kỹ thuật 2 bó 3 đường hầm All-inside cũng được trình bày thành công tại nhiều hội nghị khoa học trong và ngoài nước.
Bác sĩ Trương Công Dũng - tác giả kỹ thuật 2 bó 3 đường hầm All-inside.
Với kỹ thuật All-inside, 2 đầu gân sẽ được mắc 2 chốt treo, có thể điều chỉnh được chiều dài. Nhờ vậy, bác sĩ có thể chập gân 3-4 lần để tăng đường kính, đảm bảo độ dày cần thiết tùy kích cỡ khớp gối người bệnh. Kỹ thuật này thực hiện được ngay cả ở người có khớp gối nhỏ, với thao tác đơn giản và tiết kiệm chi phí vật liệu hơn.
Kỹ thuật này đã được ứng dụng thành công trong thực tế gần 5 năm và chưa có trường hợp nào gặp biến chứng hay thoái hóa khớp gối sau mổ. Hơn nữa, khi được điều trị bằng kỹ thuật này, người gặp chấn thương có thể tiến hành các chương trình tập sau mổ sớm hơn, đồng nghĩa nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Mặt khác, kỹ thuật này tiết kiệm vật liệu hơn phương pháp hai bó bốn đường hầm cũ, giúp giảm chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được bảo hiểm y tế thanh toán, giúp người bệnh tiết kiệm đến hàng chục triệu đồng. Hiện nay, có nhiều cơ sở y khoa uy tín trong nước cung cấp dịch vụ mổ với kỹ thuật 2 bó 3 đường hầm All- Inside. Người gặp chấn thương chỉ cần đến khám và nhận chẩn đoán trước khi tiến hành phẫu thuật.
Kỹ thuật 2 bó 3 đường hầm all-inside được nghiên cứu và phát triển bởi bác sĩ chuyên khoa II Trương Công Dũng - nguyên bác sĩ thể thao Bệnh viện Nhân Dân 115, với 26 kinh nghiệm trong lĩnh vực y học thể thao, từng điều trị chấn thương dây chằng cho nhiều VĐV Việt Nam. Ông hiện là giám đốc phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình ( Phòng khám Sports Medic thuộc CTCP MND Life) tại số 285/44 Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, TP.HCM.