(lamchame.vn) - “Cảm giác hoảng loạn, sợ hãi, lo lắng do rối loạn lo âu kéo dài trong nhiều năm khiến cuộc sống của tôi ngột ngạt. Lúc nào trong người cũng thấy bức bối, khó chịu. Chỉ cần nhìn thấy đám đông hay ai nói to, tôi cũng sợ và lên cơn hồi hộp. Lúc nào tôi cũng mệt. Đêm lại không ngủ được, cứ suy nghĩ mông lung và nhiều lúc tôi chỉ nghĩ đến “cái chết” "
"Nếu không biết đến cái Kim Thần Khang này, chắc tôi không có ngày hôm nay” – Chị Trần Thị Luyến (45 tuổi, trú tại chợ Thi Phổ, xã Đức Thạnh, Mộ Đức, Quảng Ngãi) kể về đoạn trường gian nan khi mắc chứng bệnh rối loạn lo âu.
Những tháng ngày chìm trong sợ hãi, hoảng loạn, lo âu và mất ngủ kéo dài
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2015, chị Luyến tự nhiên thấy người rất mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, đêm nằm ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Chị cho biết: “Trước đây sức khỏe của tôi hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh gì, vẫn làm việc hoặc nội trợ bình thường. Tôi cảm thấy rất lạ vì tôi không gặp biến cố gì, cũng không bị áp lực tâm lý mà người thì đuối dần, không ăn, không ngủ được”.
Năm 2015 chị Luyến xuất hiện tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc
Lo lắng vì sức khỏe đột nhiên chuyển biến xấu, chị đi khám ở bệnh viện gần nhà, nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh và nói rằng, chị bị rối loạn tuần hoàn não, suy nhược thần kinh tim và kê thuốc cho uống. Sau khi sử dụng thuốc, chị Luyến không thấy có cải thiện gì, cơ thể vẫn luôn duy trì trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ kéo dài .
Chị Luyến luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu
Chị quyết định lên TP Hồ Chí Minh thăm khám lại. Theo lời chị Luyến: “Năm 2015 tôi bắt đầu đi khám ở TP Hồ Chí Minh. Một năm tôi đi TP Hồ Chí Minh không biết bao nhiêu lần để khám tổng quát, khám ở Bệnh viện Hòa Hảo. Những lần đầu tới khám, bác sĩ bảo không có bệnh gì, chỉ có viêm xoang, rối loạn tuần hoàn não. Nhà tôi xa nên bác sĩ kê thuốc cho 1 tháng, hết thuốc đến khám lại. Tôi mua cả đơn thuốc nhưng uống 1 tuần cũng không thấy hiệu quả gì”.
Thăm khám nhiều nơi cũng không có kết quả, chị lại càng lo lắng. Nếu biết được bệnh, kể cả đó là ung thư thì mình cũng biết hướng để chữa, đằng này bệnh tật mơ hồ, chưa tìm ra bệnh làm sao chữa được – chị Luyến giãi bày.
Lặn lội đi hết các bệnh viện lớn nhỏ từ Quảng Ngãi đến TP HCM mà không tìm được bệnh, chị Luyến cảm thấy nản và kiệt sức vì nghĩ bệnh của mình không còn hy vọng chữa trị. Nhìn chị hốc hác, thẫn thờ vì không ăn, không ngủ được, cả gia đình rất lo lắng nhưng chẳng có cách gì giúp được nên chỉ biết nhìn rồi thở dài.
Điều trị nhiều nơi nhưng không cải thiện khiến chị Luyến suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn
Khám ra bệnh tưởng mừng nhưng ai dè điều trị rối loạn lo âu lại nặng lên
Năm 2018 chị chuyển sang khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Chị kể: “Lúc khám tổng quát tôi mệt như muốn chết, bác sĩ hỏi bệnh gì, tôi miêu tả bệnh mình đuối dần, rất mệt, trống ngực đập thình thịch, ngủ không được, ăn không được. Bác sĩ kết luận là tôi mắc chứng rối loạn lo âu kèm với thiếu kali nhẹ và cho thuốc uống 1 tháng”.
Về nhà chị Luyến uống thuốc được 1 tuần thì bệnh trở nặng hơn. Nếu như trước đây bệnh chỉ 7-8 phần thì giờ tăng lên 9-10 phần. Chị phân vân, không biết bác sĩ có tìm đúng bệnh hay không. Lúc này chị nói cũng hụt hơi, không nói lâu được. Chị quyết định đem y bạ và đơn thuốc đến bác sĩ tư hỏi xem dùng thuốc như vậy có được không?
“Bác sĩ ở phòng khám tư xem xong thì chuyển hướng điều trị. Bác sĩ tiêm cho tôi 1 ngày 2 mũi để tôi ổn định tinh thần, ăn ngủ được. Tiêm hết đúng 1 tuần thì người tôi vẫn mệt, không có chuyển biến gì nên tôi ngừng tiêm” - chị Luyến kể lại.
Nghĩ mình mệt do thiếu kali, chị lại ra hiệu thuốc mua về bổ sung. Chị dược sĩ thấy chị suy sụp, đi còn run nên giới thiệu lên gặp bác sĩ tâm thần ở bệnh viện Quảng Ngãi. Bác sĩ kê toa thuốc nhẹ nhất cho chị, mỗi ngày uống 5-6 viên các loại thuốc tổng hợp và chị đã theo bác sĩ này điều trị hơn 1 năm. Khi sức khỏe khá hơn thì chị ngưng điều trị. “Tôi nghĩ đơn giản, chẳng lẽ cứ uống thuốc tây đến suốt đời hay sao? Bác sĩ cũng bảo giảm thuốc dần, tập suy nghĩ tích cực, tập thể dục kết hợp điều trị mới bớt bệnh” - chị nhớ lại.
“Không có Kim Thần Khang, chắc bệnh rối loạn lo âu của tôi nặng lắm rồi”
Chị Luyến cho hay, trong vòng 3 năm từ 2015 đến 2018 là giai đoạn bệnh nặng nhất. Chị hoảng loạn, vật vã trong nỗi lo âu, sợ hãi vì không tìm ra bệnh. Khi tìm ra bệnh có tia hy vọng thì lại bị vụt tắt, vì càng điều trị, bệnh càng trở nặng.
Một lần vào mạng để tìm hiểu bệnh tình của mình và mong tìm được thầy giỏi, thuốc tốt thì tình cờ biết đến sản phẩm Kim Thần Khang.
Thời gian đầu chị cũng phân vân vì mua sản phẩm trên mạng, nhưng nghĩ bệnh tình ngày một nặng, chị Luyến quyết định đặt mua sản phẩm về dùng thử. Chị kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn, mỗi ngày dùng 6 viên chia làm 2 lần, mỗi lần 3 viên trước bữa ăn 30 phút.
“Lúc đầu sử dụng, tôi vẫn uống Kim Thần Khang cùng thuốc tây. Dần dần, tôi cảm thấy bớt hồi hộp, người không còn uể oải như trước. Mừng quá, tôi quyết định đặt thêm 3 tháng nữa về dùng, thấy hiệu quả rõ rệt, ăn được, ngủ được, tinh thần vui vẻ, phấn chấn lên, không còn suy nghĩ tiêu cực hay sợ hãi đám đông nữa”. Chị Luyến kể trong niềm vui sướng.
Chị Luyến vui vẻ chia sẻ cơ duyên biết đến và sử dụng Kim Thần Khang
Cho đến nay chị Luyến vẫn dùng Kim Thần Khang để duy trì hiệu quả. Một ngày chị dùng 2 viên chia 2 lần. Chị ngủ rất tốt, cứ như ngủ bù cho những năm mất ngủ. Chị ăn uống ngon miệng, lên cân, cả ngày thấy vui vẻ, phấn chấn. Giờ đây chị đã bắt nhịp được với cuộc sống. Chị thích giao lưu, thích làm việc, thích tất cả các công việc nội trợ mà chị đã bỏ quên trong những năm tháng bệnh tật trước kia.
Không còn trầm cảm, rối loạn lo âu cũng hết theo, niềm vui của chị là thấy lại mình của ngày chưa bị bệnh
Để được giải đáp mọi thông tin liên quan đến rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ kéo dài, và sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang, độc giả vui lòng liên hệ ngay tới số hotline (Zalo/Viber); 0902207739 để được giải đáp.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Thúy Hiền