Có rất nhiều bệnh ung thư "từ miệng mà ra" như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư gan...
Ung thư đang là căn bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh trong thời điểm hiện tại. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, thông qua các chứng minh về dịch tễ học và thực nghiệm thì họ khẳng định chế độ ăn có liên quan tới 30 - 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư ở nam giới và nữ giới là 60%.
Trong đó, có nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan , ung thư thực quản, ung thư miệng… Dưới đây là những thói quen ăn uống kích thích sự phát triển của ung thư, bạn nên cân nhắc mỗi khi ăn.
1. Thích ăn đồ cay nóng: Ung thư thực quản
Những loại thực phẩm cay có thể làm tổn thương biểu mô thực quản và gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều đồ cay sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Bên cạnh đó, việc ăn đồ nóng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thực quản. Trung bình, lớp niêm mạc miệng và thực quản chỉ chịu được nhiệt độ dung nạp là 40 độ C. Nếu bị kích thích nhiệt trên mức 50 độ C có thể gây tổn thương hoặc bỏng rát thực quản. Khi duy trì thói quen ăn uống này trong một thời gian dài, lớp niêm mạc thực quản sẽ bị phá hủy và dẫn đến bệnh ung thư thực quản.
2. Hút thuốc lá nhiều: Ung thư miệng
Nhiệt độ của khói thuốc lá rất cao nên có thể kích thích sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô niêm mạc miệng, từ đó khiến chúng ngày một dày lên và gây ra bệnh bạch cầu niêm mạc. Hậu quả là bạn sẽ có nguy cơ gặp phải bệnh ung thư miệng nếu cứ duy trì thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài.
3. Thích uống rượu, ăn thực phẩm bị mốc: Ung thư gan
Khi thấy đồ ăn chỉ bị mốc một chút, nhiều người cảm thấy không có vấn đề gì. Họ sẽ loại bỏ phần bị mốc và tiếp tục ăn nó, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan.
Theo Báo cáo Ung thư Toàn cầu, hơn một nửa số bệnh nhân ung thư gan trên thế giới đang ở Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến việc uống quá nhiều và ăn thực phẩm hư hỏng. Hầu hết các loại thực phẩm bị mốc đều sản xuất "aflatoxin", một chất gây ung thư siêu mạnh. Độc tính của nó gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần so với asen.
Không những thế, việc uống rượu quá nhiều cũng có thể dẫn đến ung thư gan. Từ thói quen uống nhiều rượu đến với bệnh ung thư gan chỉ cần trải qua 4 bước: Do rượu làm cản trở sự phân hủy axit béo của gan, dẫn đến sự tích tụ axit béo. Về lâu dài, nó sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó tiến triển nhanh thành => viêm gan do rượu => xơ gan do rượu => ung thư gan.
4. Lười ăn rau, thích ăn thịt: Ung thư ruột
Giới trẻ chính là đối tượng có thói quen thích ăn thịt, lười ăn rau nên dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột. Do khi chúng ta ăn nhiều thịt thì đồng nghĩa là cơ thể phải hấp thu một lượng lớn protein và chất béo vào, dẫn đến việc giảm tốc độ vận động của đường tiêu hóa. Việc chậm phân hủy thức ăn, giữ chúng quá lâu trong ruột cũng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể và dẫn đến bệnh ung thư ruột.
Trái lại, chất xơ có trong rau củ quả lại dễ kích thích nhu động ruột và giúp nhuận tràng đường tiêu hóa. Đó cũng là lý do vì các chuyên gia khuyên mọi người nên duy trì tỷ lệ trái cây, rau củ với thịt là 5:1.
5. Thích ăn đồ ngâm chua: Ung thư dạ dày
Thực phẩm ngâm có chứa nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh và là thủ phạm gây ung thư dạ dày. Do đó, bạn nên ăn ít hơn những thực phẩm ngâm này.
Ăn uống như thế nào để hạn chế ung thư?
Shi Hanping, Giám đốc Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Shijitan Bắc Kinh, Đại học Y khoa Thủ đô (Trung Quốc) khuyến cáo rằng, để hạn chế nguy cơ UT cần lưu ý 4 điều sau:
Đầu tiên, cần lựa chọn đúng chế độ ăn uống hàng ngày
Tăng cường ăn: chất đạm (trứng, sữa, cá, thịt, đậu) và rau; sử dụng các phương pháp nấu ăn hấp, luộc và ninh.
Giảm ăn: Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, ít chiên, xào, đặc biệt là quay; giảm lượng carbohydrate chứa nhiều đường, chẳng hạn như đường tinh luyện, rượu, mì gạo tinh chế và các sản phẩm của chúng; tránh hoặc hạn chế uống rượu .
Thứ 2, sắp xếp thời gian ăn uống hợp lý
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, nên ăn sáng và trưa đầy đủ, đủ chất, ăn tối ít hơn, ăn sớm.
Lượng thức ăn tổng cộng mỗi ngày nên là 30%, 40% và 30% vào các buổi sáng, trưa, và buổi tối tương ứng.
Thứ 3, cần có chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng dinh dưỡng
Đa dạng các loại thực phẩm như: trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau, protein và các sản phẩm từ sữa phải được đảm bảo mỗi ngày.
Chủ động ăn một số loại thực phẩm mà bạn không thường ăn hoặc ăn ít hơn. Chú ý ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là các loại rau họ cải.
Thứ 4, tốt nhất không nên ăn kiêng quá mức
Chế độ ăn thuần chay hoặc chế độ ăn thuần thịt không phải là một chế độ ăn uống lành mạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây và rau quả, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ K vú và K đường tiêu hóa.