Trang Chủ > Sức khỏe > Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn sữa và sữa chua

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn sữa và sữa chua

Zingnews
31/07/2022 08:43:01

Theo BS Đoàn Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tiêu chảy kéo dài nhiều lần gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, tình trạng này kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy đóng một vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị.

Lý do cần kiêng sữa và sữa chua

Trẻ mắc tiêu chảy nhẹ thường tự khỏi sau vài ngày. Hầu hết trẻ bị tiêu chảy nhẹ không cần thay đổi chế độ ăn. Nếu trẻ còn ở độ tuổi bú mẹ, người lớn cần tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bù nước tốt nhất với trẻ. Nếu trẻ tiêu chảy nặng hơn, cha mẹ cần cho trẻ uống thêm dung dịch điện giải.

Nếu trẻ không ở độ tuổi bú mẹ nữa mà vẫn uống sữa công thức, gia đình có thể tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa bò nhưng nên chia nhỏ bữa sữa và bú thường xuyên hơn.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn sữa và sữa chua-1

Cha mẹ có thể tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa bò nhưng nên theo dõi xem trẻ có bị đầy hơi hoặc chướng bụng sau khi uống sữa không.

Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi xem trẻ có bị đầy hơi hoặc chướng bụng sau khi uống sữa công thức hoặc sữa bò không bởi một số trẻ không thể dung nạp sữa bò khi bị tiêu chảy. Vì vậy, mẹ có thể loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn của trẻ trong thời gian ngắn.

Trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể ăn sữa chua do trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Tuy nhiên, nếu việc ăn sữa chua khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn hoặc gây đầy hơi chướng bụng, người lớn nên dừng cho trẻ ăn.

Những thực phẩm cung cấp điện giải khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài nhiều lần gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, tình trạng này kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy đóng vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn sữa và sữa chua-2

Trẻ tiêu chảy nên ăn các thực phẩm có tính liên kết và giúp làm săn chắc phân như chuối, gạo trắng, táo, khoai tây, ngũ cốc.

Tăng cường uống nước lọc, oresol, nước rau củ, nước dừa để bù lại lượng nước cơ thể trẻ đang mất đi.

Ăn các thực phẩm có tính liên kết và giúp làm săn chắc phân như chuối, gạo trắng, táo, bánh mỳ, khoai tây, ngũ cốc.

Ăn các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua vì lợi khuẩn trong sữa chua hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột.

Những thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy

Sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm cả đồ uống protein làm từ sữa): Thành phần lactose trong sữa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Trẻ đang bị tiêu chảy không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán do dạ dày trẻ đang rất nhạy cảm. Dầu mỡ từ thực phẩm có thể khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy của trẻ.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn sữa và sữa chua-3

Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Thức ăn cay nóng: Có thể kích động hệ tiêu hóa và làm trầm trọng hơn triệu chứng tiêu chảy.

Thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan như măng, ngũ cốc nguyên hạt...

Thực phẩm chế biến sẵn, nhất là những thực phẩm chứa chất phụ gia.

Cà phê, soda và đồ uống có ga: Các sản phẩm này có thể kích thích hệ tiêu hóa và làm cho các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn.

Thực phẩm có đường, chất làm ngọt nhân tạo: Đường đi vào trực tràng có thể phá vỡ các vi khuẩn vốn đã nhạy cảm ở trực tràng khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Những loại đường này có trong nước trái cây và trái cây nhiều đường, kẹo và bánh nướng ngọt. Trẻ bị tiêu chảy cũng nên tránh các chất làm ngọt nhân tạo, một số chất có thể có tác dụng nhuận tràng.

Dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay khi bị tiêu chảy cấp

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền cho hay trẻ bị tiêu chảy, nếu để lâu, kéo dài sẽ gây ra hiện tượng mất nước và điện giải, nặng có thể trụy mạch do giảm thể tích và tử vong.