Trẻ tự kỷ thường thiếu quan sát ngôn ngữ hình thể của người khác
Emily Knight - tiến sĩ nghiên cứu lâm sàng và sau tiến sĩ về nhi khoa và khoa học thần kinh, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Austism (Tự kỷ phân tử) - cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy, khi trẻ mắc chứng tự kỷ bị phân tâm bởi một thứ gì đó, não của các em sẽ xử lý các chuyển động của một người khác so với các bạn cùng lứa tuổi không mắc chứng bệnh này”.
Sử dụng điện não đồ (EEG), các nhà nghiên cứu đã ghi lại sóng não của trẻ mắc và không mắc chứng tự kỷ khi các em xem video về các chấm chuyển động được sắp xếp như hình dáng người. Trong những video này, các dấu chấm di chuyển, chạy, đá hoặc nhảy và đôi khi xoay chuyển theo các hướng khác nhau...
Trẻ từ 6-16 tuổi được yêu cầu tập trung vào màu sắc của các chấm hoặc chú ý xem các chấm có di chuyển giống người hay không.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sóng não của trẻ mắc chứng tự kỷ không xử lý khi các chấm di chuyển, nếu các em tập trung vào màu sắc của các chấm.
"Nếu bộ não của các em ít xử lý các chuyển động của cơ thể người khác thì các em sẽ khó hiểu được họ. Hiểu được điều này có thể giúp đưa ra những cách hướng dẫn mới để hỗ trợ trẻ mắc chứng tự kỷ", tiến sĩ Knight cho biết.
Tiến sĩ John Foxe, cũng là tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm: "Đây là bằng chứng rõ ràng hơn về cách bộ não của một người mắc chứng tự kỷ xử lý thế giới xung quanh họ. Nghiên cứu này là một bước quan trọng trong việc tạo ra một không gian hòa nhập hơn cho những người mắc chứng tự kỷ".
Nhất Nguyên (theo URMC )