Cúm A là bệnh lý thường gặp, xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, nồm ẩm. Thế nhưng năm nay, dịch bùng phát mạnh một cách bất thường vào mùa hè. Cúm A lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Thông thường, bệnh nhân có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ đề kháng còn yếu thì bệnh nguy hiểm hơn nhiều. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi,…
Cúm A “trái mùa” – Làm sao để xác định đúng bệnh?
Đối với các cha mẹ, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt đều là những triệu chứng thường gặp ở trẻ và không đáng lo ngại, do đó, các mẹ thường chủ quan khi thấy trẻ có những biểu hiện này. Tuy nhiên, đây lại có thể chính là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ bị cúm A.
Bên cạnh đó, cúm A còn có thể đi kèm một số triệu chứng như nhức đầu, đau nhức vòm họng, sưng hạch hầu họng, hắt hơi, đau cơ, mệt mỏi… Với các bé dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng cúm A thường gặp nhất là sốt.
Khi cúm A mới chớm và chỉ ở thể nhẹ, trẻ có thể bị sốt từ 38.5 độ trở lên, mệt mỏi, ho, quấy khóc và cảm giác nhức đầu… Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,…
Khi bệnh biến chuyển nặng, trẻ sẽ sốt cao từ 39 độ trở lên, có thể bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tình trạng trẻ thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí co giật, suy hô hấp.
Thế nhưng, những triệu chứng ban đầu của cúm A rất dễ bị nhầm lẫn với Covid-19, sốt xuất huyết và các đường bệnh đường hô hấp thông thường. Từ đó, khiến nhiều cha mẹ phán đoán sai bệnh và chăm sóc trẻ không đúng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt cúm A với các bệnh khác. Covid-19 BA.5 đặc trưng với triệu chứng sổ mũi, rát họng, trong khi triệu chứng điển hình của cúm A là sốt cao trên 38,5 độ C, mỏi cơ. Còn xuất huyết dưới da là dấu hiệu nhận biết của sốt xuất huyết.
Trên thực tế, rất khó để phân biệt cúm A với các bệnh lý có dấu hiệu tương đồng, vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Thông thường, cúm A được coi là bệnh nhẹ, hầu hết trường hợp mắc bệnh hồi phục sau khoảng một tuần. Thế nhưng, ở trẻ nhỏ, bệnh có thể diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và dễ chuyển nặng. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao và đưa trẻ vào viện khi cần thiết để điều trị kịp thời.
11 dấu hiệu cha mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay, tránh diễn tiến nặng
Những trẻ mắc cúm A ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có 1 trong những biểu hiện sau đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay:
- Sốt cao liên tục từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt;
- Trẻ li bì, mệt mỏi, quấy khóc, lười vận động, chân tay lạnh;
- Trẻ kém ăn, bỏ ăn, bỏ bú;
- Trẻ nôn trớ nhiều;
- Sốt cao kèm co giật;
- Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm ngực;
- Họng đỏ xung huyết
- Đỏ mắt, mắt có ghèn vàng;
- Đau tai, chảy mủ tai;
- Da xanh hoặc tím;
- Không chảy nước mắt khi khóc (trẻ sơ sinh).
Trước tình hình nhiều dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp như hiện nay, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc phù hợp để bảo vệ con khỏe mạnh. Đồng thời, giúp con nhanh hồi phục nếu chẳng may nhiễm cúm A, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng, phải nhập viện.
Chăm sóc và phòng ngừa cúm A cho trẻ đúng cách, hiệu quả
Đầu tiên, cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ định kỳ hàng năm và giữ vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời, cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm hoặc mắc các bệnh khác.
Trong đó, việc chăm sóc của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con nhanh khỏi bệnh và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ. Nếu trẻ chẳng may mắc cúm A, cha mẹ cần theo dõi các tình trạng bệnh ở trẻ, cho trẻ uống hạ sốt, thuốc ho, vệ sinh mũi họng để giảm nhẹ các triệu chứng. Đồng thời, cho trẻ uống đủ nước, giữ ẩm phòng, không tự ý dùng thuốc và kháng sinh cho trẻ. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để nâng cao thể trạng cho con. Ngoài ra, cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho người khác.
Đặc biệt, cha mẹ cần bổ sung tăng đề kháng cho trẻ, bởi đây chính là “chìa khóa” quan trọng nhất giúp trẻ “chiến đấu” với vi khuẩn, virus . Từ đó, hạn chế nhiễm bệnh hoặc bệnh chuyển biến xấu, nhất là khi chưa có thuốc đặc hiệu với các bệnh do virus gây ra như cúm A.
Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, bên cạnh việc đảm bảo giấc ngủ, vận động và uống đủ nước, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho trẻ để bổ sung các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, kẽm, sắt, selen…
Đặc biệt, giới chuyên môn khuyến khích bổ sung hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu Beta-glucan . Hoạt chất Beta-glucan được đánh giá là “bệ phóng” giúp nâng cao sức đề kháng một cách tối ưu bởi vì nó không chỉ kích thích trực tiếp hoạt động của các tế bào miễn dịch (lympho T và B, đại thực bào, tế bào NK…) mà còn hỗ trợ các tế bào này thông minh hơn trong nhận diện và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hoạt chất “vàng” này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Ngoài Beta-glucan, Gadopax còn có vitamin C, vitamin D, kẽm, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.
Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.
Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.
Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/
Hotline: 1800 28 28 32
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/giai-tri/tre-ho-sot-so-mui-quay-khoc-dau-hieu-nhan-biet-cum-a-cha-me-nh...