Chị Nguyễn Kim Oanh (Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai 12 tuổi, cao 1,35 m, nặng 57 kg. Sau khi khám và làm các xét nghiệm tại Nutrihome, bác sĩ cho biết con trai chị bị thừa cân, rối loạn chuyển hóa lipid máu (còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao). Nếu không điều trị sớm cháu có thể đối mặt nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. "Tôi lo lắng. Trước nay tôi nghĩ chỉ người lớn tuổi mới bị mỡ máu cao, còn trẻ em thì cơ thể tự điều chỉnh được", chị Oanh cho biết.
Trẻ béo phì, ít vận động có nguy cơ bị mỡ máu cao. Ảnh: Shutterstock
Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Nutrihome miền Bắc, rối loạn lipid máu là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số lipid máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn (thường là cao hơn). Ngay cả người gầy cũng có thể bị rối loạn lipid máu, với tỷ lệ dao động từ 10-37%.
Máu chứa 3 loại lipid chính. Thứ nhất là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C), được xem là cholesterol tốt vì giúp loại bỏ cholesterol dư thừa bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các biến chứng của tình trạng rối loạn mỡ máu. Thứ hai là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), loại cholesterol xấu, khi dư thừa sẽ tích tụ và hình thành mảng xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, thiếu máu, đột quỵ... Thứ ba là chất béo trung tính - triglyceride, có vai trò dự trữ năng lượng. Tuy nhiên khi lượng triglyceride dư thừa sẽ góp phần tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...
Phó sao sư Mai cho biết thêm, trẻ bị mỡ máu cao thường do yếu tố di truyền hoặc ít hoạt động thể chất. Kết quả của việc lười vận động là sự gia tăng các axit béo bão hòa trong cơ thể, dẫn đến tăng mức cholesterol xấu. Ngoài ra, có thể do bé có chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thịt mỡ, đồ chiên rán, bơ thực vật, thịt đỏ, nội tạng, thức ăn nhiều đường, béo... nhưng lại ăn ít chất xơ (rau, củ, đậu, trái cây...).
Trẻ bị mỡ máu cao có thể gặp phải các triệu chứng đặc trưng như hay đau bụng do ruột không được cung cấp máu phù hợp, đau đầu, đau bắp chân khi di chuyển, chóng mặt, trí nhớ giảm... Tuy vậy, ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ thì các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, khó nhận biết.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở giai đoạn đầu thường không nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch... Mỡ máu cao cũng có thể gây hoại tử ruột, xảy ra khi mạch máu tắc ở ruột. Trong trường hợp mạch máu tắc ở một số cơ quan khác sẽ gây ra biến chứng như tiểu đường tuýp 2, bệnh sa sút trí tuệ, bệnh gan, viêm tụy...
Theo phó giáo sư Mai, nguyên tắc dinh dưỡng chung đối với người bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu là giảm lượng chất béo hay axit béo bão hòa (da, mỡ động vật, đồ chiên rán), giảm cholesterol trong khẩu phần ăn (bơ thực vật, lòng đỏ trứng...), tăng lượng đạm, dùng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, trừ dầu dừa, dầu cọ)... Mục đích nhằm duy trì chỉ số lipid máu ở mức ổn định, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, trẻ cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ rau, củ, hoa quả.
Tuy vậy, mỗi trẻ có một cơ địa, nhu cầu ăn uống, khả năng hấp thu, vận động khác nhau. Vì thế không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả. Mỗi trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng riêng nhằm giúp quá trình giảm cân hiệu quả, an toàn. "Khó khăn phổ biến trong việc phòng ngừa, điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện nay là do phát hiện muộn, sự tuân thủ điều trị mang tính cá thể hóa chưa cao. Hầu hết các phụ huynh thường áp dụng theo lời khuyên chung", phó giáo sư Mai cho biết.
Phụ huynh đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, ổn định cân nặng tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome
Để ngăn ngừa, điều trị thừa cân, béo phì, trẻ cần được đánh giá toàn diện về tình trạng dinh dưỡng, cơ thể đang bị thừa, thiếu dưỡng chất gì, các yếu tố ảnh hưởng đến căn bệnh này... Rất nhiều trẻ béo phì nhưng lại bị suy dinh dưỡng thể ẩn nguy hiểm.
Bên cạnh thăm khám, tuân thủ chế độ dinh dưỡng tư vấn bởi bác sĩ, thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng đối với trẻ rối loạn lipid máu. Trẻ thừa cân cần vận động với cường độ, thời gian hợp lý, khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 lần một ruần hoặc tùy theo tình trạng thừa cân.
Bình An