Trang Chủ > Sức khỏe > TP.HCM: Tay chân miệng tăng trở lại, sốt xuất huyết có xu hướng giảm

TP.HCM: Tay chân miệng tăng trở lại, sốt xuất huyết có xu hướng giảm

Sức Khỏe và Đời Sống
22/09/2022 10:34:07

Ngày 20/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm. Cụ thể, trong tuần 38 (từ ngày 12/9/2022 – 18/9/2022) Thành phố ghi nhận 2.657 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 2.8% so với trung bình 4 tuần trước, số ca điều trị nội trú giảm 21% và ngoại trú tăng 17%.

Trong tuần, Thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết tại huyện Nhà Bè và bổ sung 3 ca tử vong tại Quận 4, Gò Vấp và TP Thủ Đức từ các tuần trước.

Tính từ đầu năm tới nay, toàn Thành phố đã ghi nhận 56.870 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 6.5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Có 1.223 ca nặng, tăng 3.7 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đã có tới 23 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, tăng 19 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tuần 38, Thành phố ghi nhận 153 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 91 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện, TP Thủ Đức; giảm 3 ổ dịch so với tuần 37.

TP.HCM: Tay chân miệng tăng trở lại, sốt xuất huyết có xu hướng giảm-1

Dịch tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng trở lại khi trẻ quay lại trường học.

Tuần qua, Thành phố không ghi nhận số ổ dịch tay chân miệng mới nhưng có tới 508 ca mắc mới, tăng 28% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca bệnh điều trị tay chân miệng ngoại trú tăng, số ca nhập viện điều trị nội trú giảm.

Tính từ đầu năm tới hết tuần 38, toàn Thành phố ghi nhận 14.239 trường hợp mắc tay chân miệng.

Theo HCDC, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể bùng phát thành dịch. Cho tới nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất đó chính là diệt muỗi, lăng quăng và tránh muỗi đốt. Mỗi hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp nên dành 10-15 phút mỗi tuần để vệ sinh các vật chứa nước, đọng nước có thể phát sinh lăng quăng.

Để đề phòng bệnh tay chân miệng khi bước vào năm học mới, phụ huynh nên cho trẻ rửa tay thường xuyên, thực hiện đúng và đủ biện pháp 3 sạch: giữ bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch.

TP.HCM: Tay chân miệng tăng trở lại, sốt xuất huyết có xu hướng giảm-2

Đã có hơn 211.000 ca mắc sốt xuất huyết, 87 ca tử vong, cách phân biệt để tránh nhầm với COVID-19

SKĐS - Cả nước đã ghi nhận 211.388 ca mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc và tử vong đều tăng. Sốt xuất huyết và COVID-19 là hai bệnh do hai loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của 2 bệnh có thể bị nhầm với nhau