Không phải do sử dụng đồ ngọt mới khiến bạn mắc bệnh tiểu đường. Cho nên hãy tìm hiểu kỹ về nguồn dinh dưỡng trước khi nạp vào cơ thể nhé.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một loại bệnh mãn tính, khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Những người thừa cân, béo phì hoặc hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ là đối tượng dễ mắc tiểu đường. Triệu chứng bệnh thường là nhanh khát và đói, sụt cân, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần hoặc vết thương chậm lành.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến người mắc có ít hoặc không có insulin.
Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào thì lại bị tích lũy trong máu, gây ra tiểu đường.
1. Tinh bột hoặc ngũ cốc tinh chế
Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả là các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp. Đặc biệt là các loại tinh bột tinh chế càng khiến bạn dễ bị đái tháo đường hơn. Phổ biến như bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng như bún, miến, bánh bao…
Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
2. Thực phẩm nhiều muối
Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa: Internet
Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt. Mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối theo đúng khuyến cáo của WHO.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Khi phát hiện ra đường trong máu cao, bạn nên cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo. Rất nhiều người nghĩ rằng chất béo chẳng có gì liên quan đến đường huyết. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không thể tiêu hao hết số năng lượng đó, về lâu dài sẽ dẫn tới thừa cân, béo phì và gây ra rối loạn chuyển hóa.
Nếu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không thể tiêu hao hết số năng lượng đó, về lâu dài sẽ dẫn tới thừa cân, béo phì và gây ra rối loạn chuyển hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Để kiểm soát đường huyết, bạn nên giảm bớt các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Nếu muốn ăn thịt để cung cấp protein thì nên chọn thịt nạc thay vì những phần thịt nhiều mỡ.
Theo
Ngọc Thư (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/top-3-kieu-tieu-thu-thuc-pham-khong-ngot-lai-la-nguyen-nhan-cua-benh-tieu-duong-505159.html