Tỏi có gây ung thư hay chống ung thư là câu hỏi được rất nhiều người trên mạng tranh cãi về nó.
Chị Minh thường thích đọc một số bài báo chăm sóc sức khỏe mạng xã hội. Gần đây, chị thấy một bài báo nói rằng tỏi sẽ sinh ra chất gây ung thư sau khi xào nấu, và nguy cơ ung thư sẽ tăng lên đáng kể sau khi ăn phải nó. Vì vậy, chị yêu cầu gia đình anh trai mình sau này ăn ít tỏi hơn, có thể thay tỏi bằng gừng.
Bà Hoàng, người nhà của chị Minh trước đây đã từng phản đối một số quan điểm về chăm sóc sức khoẻ của chị đã không thể nhịn được mà tranh cãi với chị. Bà Hoàng tin rằng chất allicin có trong tỏi không những không gây ung thư mà còn có tác dụng chống ung thư.
Cả hai bên đều không đồng ý với lập luận của nhau mà không đưa ra được lý do tại sao khi kết thúc cuộc tranh cãi. Vậy, tỏi có gây ung thư hay chống ung thư?
Tỏi có gây ung thư hay chống ung thư là câu hỏi được rất nhiều người trên mạng tranh cãi về nó. Hôm nay Xiao Miao sẽ giải thích cho các bạn hiểu tỏi là chất gây ung thư hay chống ung thư từ hai khía cạnh sau.
Tỏi nấu sẽ tạo ra acrylamide, có thể gây ung thư nếu ăn quá nhiều?
Món tương tỏi là món hiện có nhiều người làm để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, tương tỏi sẽ sinh ra chất gây ung thư - acrylamide, ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Về vấn đề này, chuyên mục "Vòng tròn cuộc sống" của CCTV đã tiến hành nghiên cứu về nó. Tỏi chứa 30% carbohydrate và 5% protein, những thành phần này sẽ tạo ra "phản ứng Maillard" ở chế độ nấu ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra chất acrylamide gây ung thư lớp 2A. Nhìn thấy điều này, một số người có thể hoảng sợ.
Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng, tỏi chủ yếu được sử dụng với vai trò hỗ trợ trong nấu ăn hàng ngày, và acrylamide được tạo ra bởi một lượng nhỏ không đủ để gây ra tác dụng gây ung thư. Nếu bạn muốn đạt đến giới hạn gây ung thư của acrylamide do Tổ chức Y tế Thế giới xác định, bạn cần tiêu thụ 32,7kg tỏi trong một thời gian ngắn. Điều này rõ ràng là không thực tế, vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng tỏi trong nấu ăn mỗi ngày mà không cần lo lắng về bệnh ung thư.
Tỏi chứa allicin, ăn sống có thể ngăn ngừa ung thư?
Hóa ra tỏi không gây ung thư, vậy từ đâu có thông tin rằng ăn tỏi sống có thể ngừa ung thư?
Người ta nói rằng ăn tỏi sống có thể ngăn ngừa ung thư, chủ yếu là do một thành phần trong tỏi - allicin.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng allicin có thể làm giảm sản xuất hợp chất nitrosamine gây ung thư sau khi vào cơ thể. Đồng thời axit amin chứa lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp kích hoạt các đại thực bào sau khi xâm nhập vào cơ thể, để chúng bao vây và xử lý các tế bào ung thư. Do đó nó được hy vọng có thể phòng chống ung thư.
Vậy ăn tỏi thực sự đóng một vai trò trong việc chống lại bệnh ung thư?
Trước hết, có sự khác biệt lớn giữa thí nghiệm trong ống nghiệm và tiêu thụ trực tiếp, các chất được sử dụng trong thí nghiệm là chất chiết xuất từ tỏi, và rất khó để đạt được liều lượng hiệu quả nếu chỉ ăn tỏi. Thí nghiệm trong ống nghiệm tương đương với việc tiêm allicin trực tiếp vào tế bào ung thư, và kết quả thu được không thể đánh đồng trực tiếp với thí nghiệm trên người. Rõ ràng là không khả thi khi dựa vào việc ăn tỏi để ngăn ngừa ung thư.
Câu hỏi đặt ra là bạn có muốn ăn tỏi không? Nếu như tỏi không gây ung thư nhưng không ngăn ngừa ung thư, vậy có nhất thiết phải ăn không?
Có cần thiết ăn tỏi hay không là tùy thuộc vào sở thích cá nhân, theo như thói quen ăn uống của Xiaomiao thì vẫn cần ăn tỏi. Do phản ứng Maillard (Phản ứng Maillard là một phản ứng hóa học diễn ra liên quan đến axit amin và đường khử trong thực phẩm. Quá trình này dẫn đến thực phẩm chín vàng có hương vị đặc biệt - PV) mà tỏi tạo ra khi nấu nướng có thể làm thức ăn thơm hơn. Tỏi còn là thực phẩm có vị cay và kích thích, có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa sau khi ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỏi không dành cho tất cả mọi người.
Đối với những người tỳ vị hư yếu, mắc các bệnh về dạ dày, mắt thì phải kiêng ăn tỏi hàng ngày. Vì tỏi là một loại thực phẩm tương đối dễ gây kích ứng nên đối với hai nhóm người này, sau khi ăn vào sẽ dễ làm bệnh nặng thêm và dễ gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu.
Ngoài tỏi, trong đời sống còn có nhiều "thực phẩm chống ung thư" được lưu truyền rộng rãi, thực tế những thực phẩm này cũng không thể ngăn ngừa ung thư.
Đậu bắp
Người ta đồn rằng đậu bắp có chứa một số hoạt chất đặc biệt chống ung thư, dù câu nói này có đúng hay không thì chúng ta cũng không thể đánh đồng việc ăn đậu bắp với việc phòng chống ung thư. Các chất dinh dưỡng chính trong đậu bắp thực chất là nước, vitamin và một số khoáng chất khác. Nó chỉ là một loại rau bình thường, không có vai trò chống ung thư sau khi ăn.
Tảo bẹ
Polysaccharide có trong tảo bẹ không có tác dụng chống khối u nhất định, nhưng nó cải thiện khả năng bảo vệ của cơ thể và tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Hiện tại không có bằng chứng lâm sàng cho thấy ăn tảo bẹ có thể chống lại bệnh ung thư. Đối với những người mắc bệnh ung thư, vẫn nên điều trị thường xuyên.
Cần tây
Có tin đồn rằng apigenin chứa trong cần tây có thể tiêu diệt tế bào ung thư và có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư. Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ được thực hiện trong ống nghiệm, và sử dụng chất chiết xuất từ cần tây, điều này hoàn toàn khác với việc ăn cần tây trực tiếp. Ngoài ra, hàm lượng natri trong cần tây không hề thấp, những người bị cao huyết áp nên kiểm soát lượng ăn vào hàng ngày.
Mách bạn 7 mẹo để ngăn ngừa ung thư
Việc muốn phát huy tác dụng chống ung thư thông qua một loại thực phẩm là không thực tế. Điều thực sự có thể ngăn ngừa ung thư xảy ra thực sự là những điều này.
1. Tập thể dục: Tập thể dục có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó làm giảm nguy cơ ung thư. Duy trì ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ trung bình mỗi tuần, và phấn đấu duy trì trên 5 lần tập mỗi tuần. Mỗi lần tập không dưới 30 phút, là cường độ tập luyện phù hợp hơn.
2. Tránh xa thuốc lá và rượu: Thuốc lá và rượu đều được WHO liệt vào nhóm chất gây ung thư, nếu tiếp xúc lâu dài với hai chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư.
3. Không nhất thiết dùng quá nhiều các loại thực phẩm bổ sung: Nhiều người hiện đại sẽ bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm chức năng. Thực tế những chất dinh dưỡng này không thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư mà ngược lại, việc sử dụng quá nhiều một số loại vitamin sẽ làm tăng gánh nặng cho các gan và thận.
4. Khám sức khỏe trước 15 năm: Khám sức khỏe là biện pháp tốt để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và phòng ngừa ung thư. Những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao cần đi tầm soát phòng ngừa ung thư sớm hơn người bình thường 15 năm.
5. Cẩn thận lựa chọn đồ dùng cần thiết hằng ngày: Tránh tiếp xúc với một số thực phẩm có mùi nặng và đồ nhựa trong đời sống, các chất độc hại có trong những đồ dùng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
6. Từ chối sự cám dỗ của chất béo: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác nhau. Hàng ngày cần chú ý kiểm soát việc ăn các thực phẩm giàu chất béo như thịt đỏ và các món tráng miệng.
7. Ngủ đủ 7 tiếng: Ngủ đủ giấc có thể giữ cho môi trường bên trong cơ thể được ổn định, các cơ quan khác nhau trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đi. Nên duy trì ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày.
Sự xuất hiện của ung thư là kết quả của tác động lâu dài của nhiều yếu tố. Chỉ ăn một loại thực phẩm nhất định không thể có tác dụng chống ung thư. Nếu bạn muốn chống lại bệnh ung thư, điều bạn thực sự cần làm là thay đổi một số chi tiết trong cuộc sống của bạn.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/toi-lai-gay-tranh-cai-lieu-no-gay-hay-chong-ung-thu-nen-an-toi...