Trang Chủ > Sức khỏe > Tế bào gốc mang đến sự hồi sinh cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo

Tế bào gốc mang đến sự hồi sinh cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo

Sức Khỏe và Đời Sống
22/09/2022 10:01:18

Hồi sinh tiếp nối những câu chuyện cuộc đời...

Chàng trai Nguyễn Hồng Hà, 32 tuổi ở Hải Dương, kỹ sư phần mềm đã không ngừng nở những nụ cười viên mãn khi trò chuyện với chúng tôi, bởi cho đến bây giờ Hà vẫn không tin mình có thể tự đi lại, không cần sự giúp đỡ của người thân.

Hà kể, anh cứ ngỡ cuộc đời phía trước của mình đã 'đóng lại' sau vụ tai nạn giao thông của năm 2019 khiến Hà từ một thanh niên đang độ sung sức thành một người chỉ nằm một chỗ vì bị chấn thương sọ não, liệt nửa người, tay chân co quắp...

Suốt một năm trời, mẹ đẻ của Hà đồng hành cùng con trai trên từng bài tập, từng bước đi. Đã có những giai đoạn, Hà thường xuyên không kiểm soát được bản thân, mẹ anh đã phải "trói" tay con trai lại, rồi những lúc trở mình, ngồi lên xuống… mọi cử động đều phải nhờ vào người thân.

"Nghe ai mách có bài thuốc nào chữa cho con là mẹ tôi đều tìm đến. Suốt một năm liền, gia đình phải bán nhà cho bán 1 căn nhà để điều trị cho tôi, tuy nhiên, kết quả nhận lại không như mong muốn"- anh Hà kể.

Tế bào gốc mang đến sự hồi sinh cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo-1

Sau hơn 2 năm không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong nhà với các bài tập, anh Hà đã tự đi lại mà không cần sự trợ giúp của người thân. Cuộc sống bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường với nam thanh niên Nguyễn Hồng Hà... Ảnh: BVCC

Cũng theo anh Hà, mãi đến tháng 4/2021, nghĩ "còn nước, còn tát" gia đình anh đã tìm đến Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Tại đây, sau khi thăm khám, làm các chỉ định cận lâm sàng, các bác sĩ đã tiến hành ghép tế bào gốc lần 1 cho anh.

"Ngay sau ghép, tôi đã chủ động được một số động tác đơn giản. Điều vui mừng hơn, sau lần ghép thứ 2 vào tháng 10/2021, sức khoẻ của tôi tiến bộ hơn hẳn, tôi đã đi lại được, cánh tay trái bị liệt sau tai nạn lúc nào cũng co quắp giờ đã duỗi thẳng, cầm nắm mọi thứ… "- anh Hà kể lại.

Sau hơn 2 năm không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong nhà với các bài tập, Tết 2022 vừa qua anh Hà đã về thăm bố mẹ vợ mà không cần sự trợ giúp của người thân. Cuộc sống bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường với nam thanh niên Nguyễn Hồng Hà...

Một trường hợp khác là nam bệnh nhân Đào Mạnh Hùng, sinh năm 1959 ở Hà Nội cũng may mắn vượt qua khó khăn sau biến cố cuộc đời nhờ được ghép tế bào gốc.

Trước đó, ông Hùng bị liệt nửa người phải di chứng thần kinh do đột quỵ nhồi máu não. Trước khi ghép tế bào gốc bệnh nhân khó khăn trong đi lại, giao tiếp, nhận thức, trí nhớ suy giảm… Tuy nhiên sau 2 lần được ghép tế bào gốc, hiện bệnh nhân đã đi lại được, diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn, chủ động hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, theo BS Lê Thu Hương – Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec: Khó khăn với người tai biến là giữ thăng bằng nhưng giờ đây bệnh nhân Hùng đã ngồi được sau xe máy.

BS Lê Thu Hương cho biết thêm, sau ghép tế bào gốc những thay đổi ban đầu diễn ra ngay về lâm sàng nhưng khoảng 3 tháng sau ghép tế bào gốc lần 1 những thay đổi sẽ biểu hiện rõ hơn. Sau ghép tế bào gốc lần 2, người bệnh đã trở lại gần như bình thường.

Mở ra những hướng đi mới trong điều trị cho người bệnh

Tại Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec đã điều trị tích cực cho hơn 1.000 bệnh nhân nan y bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

Sau 5 năm ứng dụng nghiên cứu trong điều trị, Trung tâm đã áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc mang lại kết quả tích cực cho nhiều căn bệnh nan y như: Bại não, tự kỷ, chấn thương tủy sống, xơ gan, phổi tắc nghẽn mãn tính.

Kết quả ghi nhận sau 5 năm triển khai, 90% bệnh nhân ghép tế bào gốc chữa thoái hóa khớp đã có những cải thiện khả năng đi lại và giảm đau ở các mức độ khác nhau, 90% ca bệnh tự kỷ có sự thay đổi tích cực, 80% bệnh nhân bại não tiến triển tốt…

  • Người bệnh sau đột quỵ cần lưu ý gì để phục hồi nhanh nhất?

  • Phát hiện cơ chế đột biến gene gây chứng tự kỷ

Bên cạnh đó, Trung tâm còn ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân để hỗ trợ điều trị các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày…, giúp tăng thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bên cạnh việc điều trị tích cực cho các bệnh nan y, liệu pháp tế bào gốc do Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào nghiên cứu còn cho thấy tiềm năng tạo ra các bước tiến đột phá trong chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cá thể hóa, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điển hình là các bệnh lý mãn tính, bệnh lý ở người cao tuổi chưa có phương pháp điều trị tối ưu như tiểu đường, thoái hóa khớp, suy giảm sức khỏe do tuổi già, suy giảm nội tiết tố nam/ nữ.

Về định hướng phát triển tiếp theo, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Trung tâm kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec cho biết trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đồng hành, kết hợp chặt chẽ với Viện nghiên cứu hoàn thành thử nghiệm lâm sàng để xin cấp phép tiến hành thường quy ghép tế bào gốc điều trị các bệnh tự kỷ, bại não, di chứng sau chấn thương sọ não, đột quỵ, đáp ứng mong mỏi của nhiều người bệnh.

Đồng thời, mở rộng nghiên cứu và phát huy tối đa tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc cho các mặt bệnh dựa trên đặc tính và ưu điểm của từng loại tế bào gốc chiết xuất, nhằm nâng cao tỉ lệ thành công và hiệu quả trong điều trị lâm sàng...