Theo các chuyên gia y tế, vaccine phòng COVID-19 không tồn tại mãi trong cơ thể mà sẽ dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao.
Sán “làm tổ“ trong người chỉ vì vật dụng phổ biến này, rất nhiều người Việt đang làm sai mà không biết
GiadinhNet - Nhiều gia đình vẫn chưa thực sự thay đổi thói quen khi dùng thớt. Đáng sợ nhất là chỉ sử dụng một chiếc thớt để thái tất cả các loại thực phẩm, cả sống lẫn chín. Đây cũng là thói quen nguy hiểm mà nhiều gia đình người Việt đang mắc phải.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc, tuy nhiên ngành y tế khuyến khích tiêm vaccine đối với tất cả người dân. Theo lý giải, các trường hợp tử vong do COVID-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vaccine hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
Đặc biệt, cần phải tiêm các mũi vaccine COVID-19 nhắc lại vì thực tế hiện nay cho thấy virus gây bệnh COVID-19 vẫn luôn biến đổi và xuất hiện những biến chủng mới, khó lường.
Ảnh minh hoạ
Vì sao nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?
Trao đổi về vấn đề có cần thiết tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 hay không, PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, thời gian qua, vaccine COVID-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ người dân giảm khả năng bệnh nặng, tránh nhập viện, thậm chí là ngăn ngừa tử vong do COVID-19.
"Vaccine phòng COVID-19 không phải là vaccine có miễn dịch bền vững, hiệu quả bảo vệ lâu dài và dần dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ mắc bệnh dễ chuyển nặng" - PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Thông tin mới nhất về tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về đối tượng tiêm, liều lượng tiêm và loại vaccine phòng COVID-19, đối tượng tiêm mũi 4 đã được mở rộng hơn.
Trong hướng dẫn tại Quyết định 2357/BYT-DP, Bộ Y tế cho biết, đối tượng tiêm là: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, tại hướng dẫn mới ban hành ngày 23/6, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Những đối tượng cần tiêm liều bổ sung
Tại văn bản số 3309 của Bộ Y tế ban hành ngày 23/6 nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu;
Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua);
Người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.
Ảnh minh hoạ
- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V.
- Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell).
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
Nguồn Tin: