Ông Trương đến từ Bắc Kinh (Trung Quốc), năm nay 43 tuổi, do bị táo bón lâu ngày nên ông đến bệnh viện thăm khám. Ông đã rất sốc khi được thông báo kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư ruột dương tính.
Ông Trương thích ăn thịt và hiếm khi tập thể dục. Chỉ số BMI của ông là 28, được coi là béo phì nhẹ. Bác sĩ cho rằng kết quả ung thư ruột có liên quan đến chứng táo bón ông gặp phải trong thời gian qua.
Thực phẩm trải qua những quá trình nào từ khi ăn vào miệng đến khi được bài tiết ra ngoài?
Thức ăn đi vào khoang miệng, được răng miệng nhai và được tiêu hóa bởi amylase nước bọt, đi qua thực quản và đến dạ dày.
Sau khi dạ dày hấp thụ một lượng nhỏ nước, thức ăn sẽ đến ruột non, trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ nước, glucozo, axit amin, axit béo, vitamin và muối vô cơ,… Các chất dinh dưỡng phân tử nhỏ, cặn thức ăn còn lại đến ruột già.
Do đó, càng lâu không đi tiêu, cặn thức ăn càng khô, càng khó đào thải ra khỏi cơ thể, dẫn đến táo bón. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm khô bã thức ăn có thể dẫn đến táo bón.
Bao lâu không đi tiêu có thể bị táo bón?
Táo bón là số lần đi ngoài giảm, thường ít hơn 3 lần/tuần kèm theo triệu chứng khó đại tiện và phân khô, tồn tại lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh đường ruột.
Theo thống kê, tỷ lệ táo bón ở người bình thường ở Trung Quốc là khoảng 20% và nó tăng lên theo độ tuổi trên 60. Đối với người trẻ và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh táo bón cao hơn, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn ở nam.
Táo bón được chia thành táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
Nguyên nhân phổ biến của táo bón cơ năng là:
1. Ăn ít, hoặc không ăn chất xơ như rau, trái cây và ngũ cốc, hoặc uống ít nước
2. Căng thẳng trong công việc hoặc học tập
3. Cơ bụng và cơ sàn chậu yếu, chẳng hạn như phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai và sinh nở, ruột không đủ sức đẩy và bị táo bón
4. Rối loạn hệ thực vật đường ruột
5. Uống thuốc nhuận tràng kích thích lâu dài (như phenolphthalein và anthraquinone có thể gây ung thư ruột kết)
6. Người già vận động quá ít, đường ruột ít hoạt động, nhu động ruột yếu, đại tiện khó
Nguyên nhân phổ biến của táo bón thực thể bao gồm:
1. Bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe quanh hậu môn,…
2. Khối u ruột kết, bệnh Crohn, dính ruột, lồng ruột,...
3. Các bệnh toàn thân: nhiễm độc niệu, đái tháo đường, nhồi máu não, liệt nửa người
4. Giãn cơ ruột, nhu động ruột yếu, đại tiện yếu
4. Tác dụng phụ của thuốc: morphin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
Vậy táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì không?
Táo bón lâu ngày sẽ làm giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh gần hậu môn, rồi vòng luẩn quẩn sẽ khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng, các chất độc hại không được đào thải ra ngoài sẽ kích thích đường ruột, dẫn đến bệnh hắc tố đại tràng, polyp ruột kết, thậm chí là ung thư ruột kết.
Do đó, hãy điều trị táo bón càng sớm càng tốt, để cơ thể không mắc phải các bệnh nguy hiểm.
Những thói quen xấu nào có thể dẫn đến táo bón?
1. Những người thích thịt nhưng không thích rau, không thích uống nước, trong ruột có quá ít xenlulozo và nước, dẫn đến lượng thức ăn và khối lượng phân trong ruột không đủ để kích thích nhu động bình thường của ruột
2. Không thích di chuyển, dẫn đến nhu động ruột suy yếu
3. Đi vệ sinh thường chơi điện thoại di động hoặc đọc sách quá lâu, không thể tập trung vào động tác đại tiện, gây rối loạn não và thần kinh ngoại biên, phản xạ đại tiện suy yếu hoặc thậm chí biến mất
4. Thường xuyên nhịn xì hơi hoặc phân cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh và cơ xung quanh hậu môn, khiến phản xạ đại tiện bị suy yếu hoặc mất hẳn
5. Việc áp dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc và gây táo bón
Làm thế nào để hết táo bón?
1. Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống nhiều nước
2. Bổ sung men vi sinh để điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và giảm táo bón, chẳng hạn như sữa chua uống hoặc men vi sinh
3. Phát triển thói quen đi tiêu tốt
4. Tập thể dục vừa phải, thúc đẩy nhu động ruột