COVID-19 là bệnh đường hô hấp nhưng có thể gây triệu chứng khắp toàn thân, trong đó các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy rất thường gặp. Vậy tại sao virus lại ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và có để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Triệu chứng tiêu hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo COVID-19
Giả sử bạn đột nhiên bị đau bụng, sau đó những người khác trong nhà cũng cảm thấy khó chịu giống như bạn, vậy có phải đó là triệu chứng của COVID-19 hay không?
COVID-19 có thể gây triệu chứng tiêu hóa như đau bụng (Ảnh: Internet).
Tiến sĩ, bác sĩ Brian Lacy chuyên về tiêu hóa tại Mayo Clinic ở Jacksonville, Florida (Mỹ) cho biết. “Chúng ta hiểu rằng COVID có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đầy bụng hoặc tức bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Trên thực tế, có nhiều thụ thể COVID trong đường tiêu hóa hơn là trong phổi.” Hiện nay chúng ta đã biết rằng COVID-19 có thể gây tiêu chảy dai dẳng, và virus có thể được thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Biện pháp rửa tay hầu như không ngăn được virus lây lan qua đường hô hấp như ho và hắt hơi, nhưng có thể giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn virus lây qua đường tiêu hóa. Tay không sạch và dính virus thải ra từ đường tiêu hóa có thể lây lan cho người khác, đó là lý do các triệu chứng tiêu hóa của COVID-19 xuất hiện thường xuyên ở trẻ em.
Tại sao COVID-19 gây triệu chứng tiêu hóa?
COVID-19 ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người vì virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào thông qua một protein thụ thể gọi là ACE-2. Bình thường thụ thể này có trong một số cơ quan như tim, thận, phổi, ruột non và ruột già, có vai trò quan trọng giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tiêu hóa Mỹ vào tháng 1/2022 cho thấy: gần 60% bệnh nhân COVID-19 nhập viện có triệu chứng tiêu hóa.
Các nhà nghiên cứu cho rằng virus có thể xuyên qua niêm mạc ruột và di chuyển đến phổi, và hầu hết các ca bệnh nghiêm trọng hiện nay đều có triệu chứng ở đường tiêu hóa. Đó cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nhiễm trùng huyết do vi khuẩn ở những người mắc COVID-19 vì niêm mạc ruột bị tổn thương làm vi khuẩn từ trong ruột thoát ra và lan rộng khắp cơ thể.
Virus có thể thoát ra khỏi đường ruột và lan rộng khắp cơ thể (Ảnh: Internet).
Những đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng về tiêu hóa khi mắc COVID-19?
Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa xác định được nhóm đối tượng đặc biệt nào dễ bị các triệu chứng tiêu hóa do COVID-19, nhưng có ý kiến cho rằng những người bị thiếu axit trong dạ dày có thể có nguy cơ cao hơn.
Trong khi đó cũng có nghiên cứu tìm hiểu vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột đối với giảm tình trạng viêm từ ruột đến phổi. Theo một phân tích được đăng trên tạp chí Frontiers in Cellular and Infection Microbiology tháng 2/2020, nghiên cứu mới cho thấy có một cơ chế giúp hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng lớn đến các bệnh ở phổi.
Đường ruột và phổi có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau (Ảnh: Internet).
Các nghiên cứu cũng cho thấy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là một dấu hiệu dự báo tốt cho bệnh nhân mắc COVID-19. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Gut vào tháng 3/2021 và một nghiên cứu được đăng trên BMC Medicine vào tháng 1/2022 so sánh hệ vi sinh đường ruột của những người bị nhiễm COVID-19 so với người không bị bệnh. Kết quả cho thấy những người không bị bệnh hoặc bệnh nhẹ và hồi phục tốt có vi sinh đường ruột nhiều hơn và đa dạng hơn, nồng độ vi sinh giúp tăng cường miễn dịch cao hơn. Trong khi đó những người bệnh nặng hoặc dễ mắc “COVID kéo dài” có hệ vi sinh kém đa dạng hơn và nồng độ vi khuẩn có hại nhiều hơn.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Gut vào tháng 1/2022 cho thấy những người bị COVID kéo dài có hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi kéo dài hơn 6 tháng sau khi đã khỏi bệnh. Cụ thể, những bệnh nhân có triệu chứng hô hấp kéo dài có sự gia tăng một loại vi khuẩn tấn công từ ruột vào phổi, trong khi những người bị trầm cảm hoặc mệt mỏi có nhiều vi khuẩn đường ruột liên quan đến những tình trạng đó.
Vi khuẩn đường ruột có liên quan với các bệnh ở cơ quan khác (Ảnh: Internet).
Theo các nhà nghiên cứu, đường ruột là nơi chứa nhiều cơ quan miễn dịch nhất trong cơ thể nên không có gì ngạc nhiên khi tình trạng của hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch đối với virus gây bệnh COVID-19.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem thêm
6 lời khuyên giúp cơn đau đầu của bạn giảm bớt nhanh chóng