Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở'
SKĐS - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các bộ ngành/các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine COVID-19; Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm khác...
Ca COVID tăng vọt, theo dõi, giám sát chặt chẽ sự xuất hiện các biến thể mới
Bộ Y tế cho biết ngày 2/8 ca COVID-19 tăng vọt lên 2.000- tăng gần 640 ca so với ngày trước đó, cao nhất trong hơn 2 tháng nay ; trong ngày có gần 9.700 ca khỏi và 1 trường hợp tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.783.026 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.745 ca nhiễm).
Tổng số người nhiễm COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.932.712 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi và điều trị còn 39 ca thở oxy -ít hơn 11 ca so với ngày trước đó, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 34 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca.
Theo tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron trong cộng đồng ; Trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).
Trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).
Do đó Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động; Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị.
Chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Chủ động có các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên địa bàn và ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu với các dịch bệnh mới:
Cùng đó các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; Tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; đặc biệt chú trọng việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí;
Đồng thời khẩn trương rà soát kế hoạch tiêm 6 tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2023.
F0 có bệnh nền, cần nhập viện, có thể có triệu chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính lên đến 80%
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn do Bộ Y tế vừa ban hành,
hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng
(
Hướng dẫn này sẽ được thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với những bằng chứng khoa học mới nhất trong nước và quốc tế
).
Khoảng 10-35% bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có triệu chứng sau nhiễm COVID cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì COVID-19, tỷ lệ này có thể lên đến 80%.
-
Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: Sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra
-
Chỉ còn 29 ngày: 7 tỉnh, thành tiêm rất chậm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi?
Việc đánh giá và quản lý các vấn đề hậu COVID-19 cần có sự đồng thuận và tiếp cận đa ngành, cũng như các nghiên cứu để làm rõ mọi khía cạnh của hậu COVID.
Bộ Y tế cũng cho biết định nghĩa thuật ngữ theo Viện Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (National Institute for Health and Clinical Excellence - NICE) xuất bản vào tháng 3/2022:
COVID cấp (acute COVID-19): triệu chứng kéo dài 4 tuần.
COVID bán cấp (ongoing symptomatic COVID-19): triệu chứng kéo dài 4-12 tuần.
Hậu COVID (post-COVID-19 syndrome): triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài >12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
COVID kéo dài (long COVID): triệu chứng tiếp diễn hoặc xuất hiện sau giai đoạn COVID cấp.
Tổng số mắc COVID-19 trên thế giới hơn 583,2 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Trước sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, Giám đốc Trung tâm phát triển vaccine và cũng là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Malaysia - đã đưa ra 6 biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bao gồm: luôn đeo khẩu trang tại không gian hẹp; sử dụng chất sát khuẩn tay hoặc rửa tay thường xuyên và tuân theo các quy trình vận hành tiêu chuẩn; tự xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nếu có những triệu chứng nghi ngờ;
Tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19; duy trì sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh; bảo vệ những người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi thường có bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì và các vấn đề về tim mạch đều phải theo dõi sức khỏe;
Đảm bảo thông gió thích hợp ở nhà và tại nơi làm việc; cần nhanh chóng nghiên cứu về "siêu vaccine" có khả năng chống lại mọi biến thể của virus SARS-CoV-2.
Ngày 2/8: Ca COVID-19 tăng vọt lên 2.000, cao nhất trong hơn 2 tháng nay; có 1 F0 tử vong
SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 2/8 của Bộ Y tế cho biết ca COVID-19 tăng vọt lên 2.000- tăng gần 640 ca so với ngày trước đó, cao nhất trong hơn 2 tháng nay; trong ngày có gần 9.700 ca khỏi và 1 trường hợp tử vong.