Cả nước còn 32 ca COVID-19 nặng
Theo Bộ Y tế, ngày 23/6, trên
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 740 ca nhiễm mới
đều ở trong nước (giảm 148 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 634 ca trong cộng đồng). Hà Nội có 154 ca COIVD-19, tiếp tục là địa phương ghi nhận nhiều nhất; 36 tỉnh, thành còn lại chỉ ghi nhận từ 1-54 ca COVID-19/ ngày, trong đó gần 1/3 trong số đó có dưới 10 ca COVID-19/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 693 ca/ngày. Đây là cọn số trung bình thấp nhất trong nhiều tháng qua bởi trước đó, có những thời điểm số mắc trung bình lên đến hơn 100.000 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.740.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.422 ca nhiễm).
Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.732.828 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.530), TP. Hồ Chí Minh (609.935), Nghệ An (485.458), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).
Đến nay, theo thống kê, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là: 9.627.924 ca. Trong số các trường hợp mắc COVID-19 đang điều trị có 32 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 23 ca;Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca.
Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, nhất là đối với các biến chủng mới
Theo Bộ Y tế, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố.
Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.
Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
Các địa phương tiêm chậm dồn lực, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 ĐỌC NGAY
Sốt xuất huyết tăng 97%, chuyên gia khuyến cáo những dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm ĐỌC NGAY
Thứ trưởng Bộ Y tế: Chuẩn bị sẵn vật tư, thuốc, sẵn sàng cấp cứu hồi sức, tránh để người bệnh bị sốc do sốt xuất huyết ĐỌC NGAY
Cần tiếp tục quản lý, duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, nhất là đối với các biến chủng mới.
Nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19.
Tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vaccine phòng COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 theo khuyến cáo.
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 546,7 triệu ca, trên 6,34 triệu ca tử vong.
Nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa Hè. Ngày 22/6, Italy thông báo số ca nhiễm COVID-19 mới lại gia tăng tại nước này, số ca nhiễm COVID-19 mới hằng tuần tại Italy đã tăng trong tuần thứ ba liên tiếp sau 8 tuần giảm.
Tại Pháp, số ca mắc mới tăng dần từ cuối tháng 5, với trung bình số ca mắc mới trong giai đoạn 7 ngày đã tăng gần gấp 3 lần, từ mức khoảng 17.705 ca công bố ngày 27/5 lên mức 50.402 ca công bố ngày 21/6. Số người nhập viện vì COVID-19 tại Pháp ngày 18/6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, với 13.76 ca nhưng sau đó tăng thêm 458 ca trong 3 ngày qua lên mức 14.334 ca, cao nhất trong 3 tuần trở lại đây. Số ca tử vong vì COVID-19 tại Pháp cũng tăng thêm 56 ca trong ngày 21/6 lên mức 149.162 ca.
Riêng Bồ Đào Nha, cũng đang chứng kiến làn sóng dịch gia tăng do 2 dòng phụ của biến thể Omicron gồm BA.4 và BA.5 gây ra. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho rằng 2 dòng phụ này nhiều khả năng sẽ trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại khu vực.
Theo các chuyên gia dịch tễ tại châu Âu, có 2 yếu tố có thể khiến số ca nhiễm mới tăng lên. Một là sự suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian, hai là các biến thể phụ mới BA.4 và BA.5 vừa dễ lây lan hơn vừa có khả năng "trốn" khả năng miễn dịch tốt hơn.
Ngày 23/6: Ca COVID-19 giảm còn 740; có hơn 5.000 F0 khỏi bệnh
SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 23/6 của Bộ Y tế cho biết số ca COVID-19 trong ngày giảm còn 740 F0 tại 37 tỉnh, thành; Trong ngày có hơn 5.000 F0 khỏi bệnh, không có ca COVID-19 nào tử vong.