Anh đến khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám.
Bệnh nhân kể mọi chức năng tình dục đều ổn, duy chỉ có khi lên "đỉnh" không thấy bóng dáng tinh dục trong khi nước tiểu có màu trắng đục. Anh luôn cảm thấy rất chán nản vì "súng bắn mà chẳng thấy đạn đâu".
Trước đó người đàn ông 38 tuổi không hề có tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương gì. Qua thăm khám và các kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ Nam khoa phát hiện " xuất tinh ngược dòng " là nguyên nhân gây nên tình trạng không xuất tinh của bệnh nhân.
Khi thấy dấu hiệu xuất tinh bất thường, nam giới cần đi khám Nam khoa để bác sĩ tìm chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Một trường hợp khác cũng bị xuất tinh ngược dòng là nam sinh 23 tuổi. Chàng trai trẻ luôn cho rằng việc "tự sướng" là hoang phí con giống, ảnh hưởng sức khoẻ nên mỗi lần "nghịch ngợm", anh tìm cách phanh lại, không cho con giống lọt ra ngoài.
Một thời gian, không cần tìm cách phanh hãm, anh không thấy tinh dịch trắng trong phóng ra ngoài nữa. Quá lo lắng, anh đi khám nam khoa.
Xuất tinh ngược dòng không ảnh hưởng "cuộc yêu" nhưng có thể gây vô sinh nam
Vào cuối cuộc yêu, khi nam giới đạt được khoái cảm cực độ, thay vì tinh dịch được xuất ra môi trường bên ngoài qua cậu nhỏ thì tinh dịch lại đi vào bàng quang, gây nên tình trạng xuất tinh ngược dòng. Đây đôi khi được gọi là cực khoái khô.
Mặc dù "con giống" không xuất ra ngoài nhưng xuất tinh ngược dòng thường không ảnh hưởng tới cực khoái của người đàn ông. Quý ông không cảm thấy đau, vẫn có cảm giác "lên đỉnh" bình thường. Biến chứng lớn nhất của xuất tinh ngược dòng chính là vô sinh.
Khi thấy xuất tinh rất ít hoặc không có tinh dịch ra khỏi "cậu nhỏ", nam giới có thể nghĩ đếm xuất tinh ngược dòng.
Một dấu hiệu khác là sau cơn cực khoái, quý ông thấy nước tiểu có màu đục do có chứa tinh dịch. Đáng ngại nhất với bệnh này là vô sinh nam.
Vì sao lại có xuất tinh khô?
Về nguyên nhân, trong khi một vài vấn đề khác liên quan tới xuất tinh có thể là do yếu tố tâm lí gây ra thì xuất tinh ngược dòng là kết quả của vấn đề sinh lí do các tác động lên nhóm cơ vòng ở cổ bàng quang.
Với nam giới có quá trình xuất tinh bình thường, khi đạt cực khoái, tinh dịch sẽ được đẩy vào niệu đạo đoạn tiền liệt tuyến, cơ cổ bàng quang đóng lại, cơ thắt ngoài niệu đạo mở ra, và các cơ vùng sàn chậu co bóp tống xuất tinh dịch ra ngoài.
Tuy nhiên, với xuất tinh ngược, cơ cổ bàng quang không đóng chặt lại, làm cho tinh dịch bị đẩy vào bàng quang.
Một số tình trạng có thể gây ra các vấn đề với cơ đóng bàng quang trong quá trình xuất tinh như: Phẫu thuật cổ bàng quang, bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc cho ung thư tinh hoàn hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt u nang, xạ trị để điều trị ung thư vùng chậu… cũng có thể gây ra các vấn đề với cơ đóng bàng quang.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt và trầm cảm cũng được liệt kê trong danh sách nguyên nhân này.
Bệnh nhân gặp tổn thương dây thần kinh do tình trạng bệnh lý gây ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc chấn thương tủy sống, là những đối tượng nguy cơ bị xuất tinh ngược dòng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), những dị tật bẩm sinh ở niệu đạo và bàng quang hay việc nam giới thường xuyên kìm hãm việc xuất tinh khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân có thể khiến quý ông xuất tinh ngược dòng.
Đây là điểm cần chú ý do không ít quý ông muốn kéo dài thời gian quan hệ hay không muốn "con giống" lọt ra ngoài khi thủ dâm nên kìm hãm quá trình xuất tinh tự nhiên.
Khi thấy dấu hiệu xuất tinh bất thường, nam giới cần đi khám Nam khoa để bác sĩ tìm chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Đau khi xuất tinh: Nguyên nhân và xử trí
SKĐS - Đau khi xuất tinh, còn được gọi là rối loạn cực khoái, có thể từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội trong hoặc sau khi xuất tinh. Cơn đau có thể liên quan đến dương vật, bìu và vùng quanh hậu môn. Đau khi xuất tinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của bạn.