Trang Chủ > Sức khỏe > Phú Thọ: Bé 31 tháng tuổi sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh: cơ thể đột ngột tím tái, rơi vào hôn mê sâu, chỉ định cấp cứu khẩn cấp

Phú Thọ: Bé 31 tháng tuổi sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh: cơ thể đột ngột tím tái, rơi vào hôn mê sâu, chỉ định cấp cứu khẩn cấp

Phụ nữ và Gia đình
21/09/2022 09:40:19

Bé được chỉ định bị sốc phản vệ do tiêm thuốc kháng sinh, được điều dưỡng đưa vào phòng cấp cứu khẩn cấp. May mắn nhờ cứu chữa kịp thời, bé đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Sốc phản vệ rất dễ xảy ra, đặc biệt là sau khi tiêm kháng sinh. Theo báo Infonet , bệnh nhi 31 tháng tuổi gặp phải tình trạng bệnh (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ)) sau khi dùng kháng sinh amoxicilin để điều trị viêm tiểu phế quản cấp, viêm tai giữa hai bên.

Người nhà phát hiện bé đột ngột tím tái, mệt lả. May mắn điều dưỡng phát hiện kịp thời, được chuyển phòng cấp cứu ngay lập tức. Diễn biến tình trạng của bé tiếp tục chuyển biến xấu khi mạch nhanh, nhỏ khó bắt, SPo2 tụt, huyết áp không đo được, toàn thân tím tái và rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

Phú Thọ: Bé 31 tháng tuổi sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh: cơ thể đột ngột tím tái, rơi vào hôn mê sâu, chỉ định cấp cứu khẩn cấp-1

Bệnh nhi được điều dưỡng Nguyễn Huy Hoàng bế chạy đi cấp cứu. Ảnh: Infonet

Ngay lập tức, các bác sỹ và điều dưỡng đã kích hoạt báo động đỏ, sử dụng thuốc cấp cứu sốc phản vệ (Adrenalin), các thuốc vận mạch khác, đặt nội khí quản, bóp bóng và sau đó cho bé thở máy, chuẩn bị sẵn các kịch bản cấp cứu ngừng tuần hoàn, lọc máu cấp cứu...

Sau hơn 20 giờ thực hiện các phương pháp cứu chữa, bé đã qua cơn nguy kịch và, hiện tại đã có thể cai máy, tự thở, đã tiếp xúc tốt và có thể tự ăn, uống...

Phú Thọ: Bé 31 tháng tuổi sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh: cơ thể đột ngột tím tái, rơi vào hôn mê sâu, chỉ định cấp cứu khẩn cấp-2

Bé đã được cứu chữa kịp thời. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Theo thông tin từ Báo Phụ nữ Việt Nam , có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. Các triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện rất nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút. Do đó cần nhanh chóng đưa đến cơ sở cấp cứu.

Bên cạnh đó, các đường đưa thuốc vào cơ thể có thể gây sốc phản vệ được chỉ ra như: Tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo…. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch vẫn là nguy hiểm nhất. Do đó, sau khi tiêm, cần ở lại địa chỉ khám chữa trong vòng 30 phút để theo dõi.

Trước đó, một số bé ăn phải thịt tôm, hải sản cũng đã dẫn đến sốc phản vệ được cứu chữa kịp thời.

- Cách dừng bị sốc phản vệ tốt nhất là tránh gây nên dị ứng bởi thực phẩm hoặc những thứ khác mà bạn đang bị dị ứng. Bạn ngay lập tức lấy thức ăn hoặc dị vật gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

- Nâng cao chân người bị sốc phản vệ để giúp lưu thông máu.

- Nếu người bệnh ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.

Các bác sĩ cảnh báo những người có tiền sử dị ứng, phản vệ với các dị nguyên như thuốc, thức ăn... hãy cẩn trọng hơn trong dùng thuốc. Sau khi sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và mang theo loại thuốc vừa sử dụng để thuận tiện cho công tác chẩn đoán, điều trị.

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phu-tho-be-31-thang-tuoi-soc-phan-ve-sau-khi-tiem-khang-sinh-co-the-dot-ngot-tim-tai-roi-vao-hon-me-sau-chi-dinh-cap-cuu-khan-cap-504886.html

Theo

H.A (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phu-tho-be-31-thang-tuoi-soc-phan-ve-sau-khi-tiem-khang-sinh-co-the-dot-ngot-tim-tai-roi-vao-hon-me-sau-chi-dinh-cap-cuu-khan-cap-504886.html