Nồng độ
testosterone thấp
có thể làm tăng nguy cơ nhập viện khi mắc COVID-19
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những bệnh nhân nam nhập viện do COVID-19 có nồng độ nội tiết tố nam thấp bất thường, nhưng họ chưa rõ liệu nồng độ testosterone thấp có phải là yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng COVID-19 nghiêm trọng hay nồng độ testosterone thấp là hậu quả của mắc COVID-19.
Do vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu xem liệu nam giới có nồng độ testosterone thấp mạn tính (trước mắc COVID-19 và sau khi hồi phục) có bị bệnh nặng hơn so với nam giới có nồng độ hormon bình thường hay không.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét 723 nam giới có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào năm 2020 hoặc 2021. Trong số đối tượng nghiên cứu, 427 người có nồng độ testosterone bình thường, 116 có nồng độ thấp và 180 người đang được điều trị thành công tình trạng nồng độ hormon thấp.
-
Giải mã vai trò của Testosterone giúp đời sống tình dục viên mãn
-
11 loại thực phẩm dễ tìm giúp tăng cường sản xuất testosterone cho chàng sung mãn
-
Hệ lụy khi testosterone suy giảm
Kết quả cho thấy, nam giới có nồng độ testosterone thấp khi nhiễm SARS-CoV-2 thì có nguy cơ phải nhập viện cao hơn 2,4 lần so với những người có nồng độ testosterone bình thường. Tuy nhiên, những nam giới đã được điều trị thành công, nồng độ testosterone thấp trước khi mắc COVID-19 thì không có nguy cơ cao phải nhập viện.
Đồng tác giả, TS Sandeep Dhindsa, chuyên gia nội tiết tại ĐH Saint Louis (Mỹ), cho biết: "Nồng độ testosterone thấp thực ra là một yếu tố nguy cơ dẫn tới nhập viện khi mắc COVID-19, và việc điều trị nồng độ hormon thấp này đã giúp loại bỏ nguy cơ đó".
Theo nhóm nghiên cứu, nguy cơ bị tình trạng COVID-19 nặng thể hiện rõ ràng khi nồng độ testosterone trong máu dưới 200 nanogram/dL, trong khi mức bình thường là 300 - 1.000 nanogram/dL, và yếu tố nguy cơ này độc lập với các yếu tố nguy cơ khác như: tuổi tác, béo phì và các tình trạng sức khỏe khác.
Tuy nhiên, với những người đang được điều trị nồng độ testosterone thấp thì nguy cơ bị tình trạng COVID-19 nặng không tăng.
Nam giới có nồng độ testosterone thấp có nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi mắc COVID-19.
Biện pháp giải quyết yếu tố nguy cơ này
Tác giả nghiên cứu, TS Abhinav Diwan, giáo sư tại Trường ĐH y Washington ở St. Louis (Mỹ) cho rằng: "Tình trạng nồng độ testosterone thấp là rất phổ biến, có tới 1/3 nam giới trên 30 tuổi bị tình trạng này. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào yếu tố nguy cơ quan trọng nêu trên và đã cho thấy sự cần thiết phải giải quyết vấn đề này như một chiến lược nhằm giúp giảm số ca COVID-19 nhập viện".
Theo các chuyên gia, nồng độ testosterone thấp có thể gây rối loạn chức năng tình dục, gây ra tâm trạng buồn chán, cáu gắt, khó tập trung và giảm trí nhớ, mệt mỏi, giảm sức mạnh cơ bắp và giảm cảm giác hạnh phúc.
Các chuyên gia cho biết, điều trị nam giới có nồng độ testosterone thấp bằng liệu pháp hormon có thể giúp giảm nguy cơ bị tình trạng bệnh nghiêm trọng khi mắc COVID-19, tuy nhiên đi kèm đó là những nguy cơ khác mà bác sĩ và bệnh nhân sẽ cần phải cân nhắc khi sử dụng hormon.
Do đó, nhiều bác sĩ sẽ quyết định điều trị tình trạng này trong trường hợp chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút, vì liệu pháp testosterone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng: "Cần thận trọng khi xem xét nồng độ testosterone, đặc biệt ở những người có các triệu chứng biểu hiện nồng độ testosterone thấp và sau đó thực hiện cá nhân hóa việc điều trị. Nếu bệnh nhân thực sự có nguy cơ cao bị các tai biến tim mạch, các bác sĩ có thể trao đổi với bệnh nhân về ưu và nhược điểm của liệu pháp thay thế hormon và nên đề cập tới lợi ích tiềm ẩn của liệu pháp hormon có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện do COVID-19".
Hệ lụy khi testosterone suy giảm
SKĐS - Hormon testosterone rất quan trọng với đàn ông. Testosterone là nhiên liệu cho bộ máy sinh sản của nam giới hoạt động, là yếu tố chính quyết định nam tính, khả năng và nhu cầu tình dục của quý ông. Từ sau tuổi 40, cùng với quy luật tự nhiên của cơ thể, lượng testosterone được sản sinh ngày một ít dần. Khi không có đủ lượng hormon này, cơ thể nam giới sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Cách nào để giảm cân không cần cardio? | SKĐS