Trang Chủ > Sức khỏe > Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước

Zingnews
17/09/2022 09:20:29
Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-1
Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-2

“Đó là một pha va chạm khá mạnh. Tôi ghìm chân lại và bất ngờ bị xoay đầu gối. Sau tình huống đó, mọi người xung quanh nhanh chóng tìm đá lạnh chườm cho tôi. Cơn đau giảm và tôi có thể đi lại về nhà dù còn tập tễnh. Sau đó, chân trái của tôi bỗng tê cứng lại, bắt đầu có biểu hiện sưng cùng cảm giác đau khủng khiếp”, anh Đoàn Việt Cường (48 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) nhớ lại thời điểm gặp chấn thương bất ngờ trên sân bóng.

Việc gặp chấn thương nặng khiến anh Cường không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước và buộc phải tạm thời hạn chế đi lại, anh tưởng rằng mình sẽ không thể nào trở lại sân cỏ, tham gia các môn thể thao yêu thích. Trước đó, chơi thể thao nói chung, đá bóng nói riêng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bệnh nhân này.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-3

Lo lắng cho tình trạng cơ thể, anh Cường bắt đầu tìm kiếm thông tin về các phương pháp điều trị qua Internet và đặt lịch khám tại một số bệnh viện.

Hầu hết bác sĩ chỉ định anh phẫu thuật thay dây chằng tự thân. Điều này đồng nghĩa với việc anh sẽ mất thêm một phần gân của chính mình tại bộ phận khác để thay thế cho dây chằng bị đứt ở đầu gối trái.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-4

Một số chức năng của cơ thể tại vị trí cho gân sẽ bị ảnh hưởng. Sau thời điểm phẫu thuật, anh sẽ mất thêm nhiều thời gian phục hồi hai vị trí cho gân và ghép gân để quay trở lại phong độ ban đầu.

“Tôi cố gắng tìm kiếm thêm thông tin để hy vọng có cách giải quyết khác tốt hơn. May thay, trong hàng nghìn kết quả tìm kiếm, tôi tìm được phương pháp thay dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh”, anh Cường chia sẻ.

Đây là phương pháp mới tại Việt Nam, có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh, do sử dụng dây chằng chịu lực tốt thay vì lấy gân tự thân. Người đàn ông này nhanh chóng tìm gặp bác sĩ với hy vọng có thể sớm quay trở lại sân cỏ.

Nhận định về tình trạng người bệnh sau lần thăm khám đầu tiên, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi - Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - khẳng định phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước bằng dây chằng nhân tạo hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của người bệnh.

“Một sợi dây chằng chéo trước bên gối trái của bệnh nhân đã bị đứt. Người bệnh khẳng định không muốn tái tạo bằng gân tự thân. Đồng thời anh ấy rất đam mê thể thao, mong muốn hồi phục nhanh để quay trở lại với đam mê. Do đó, sử dụng dây chằng nhân tạo rất phù hợp để rút ngắn thời gian phục hồi mà vẫn đảm bảo được sự vững chắc của khớp gối”, vị chuyên gia chia sẻ.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-5

Trước giờ phẫu thuật, bác sĩ Anh Vũ cho biết đa số trường hợp đứt dây chằng phải tái tạo bằng cách loại bỏ toàn bộ phần bị đứt, sau đó sử dụng gân tự thân để ghép vào từ hai vị trí khoan đường hầm, được bắt vít ti-tan hoặc dùng neo cố định. Loại gân ghép được lựa chọn phổ biến nhất là gân chân ngỗng và gân bánh chè. Nhược điểm của phương pháp tái tạo dây chằng quen thuộc này là người bệnh phải chấp nhận mất một phần gân của cơ thể.

“Con người sinh ra là cấu trúc hoàn thiện. Mọi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có chức năng riêng, ngay cả ruột thừa. Do đó, khi lấy gân chỗ này để ghép vào chỗ khác, chúng ta sẽ vô tình làm yếu đi cơ quan bị mất gân đó”, bác sĩ Vũ cho hay.

Bác sĩ lấy ví dụ về loại gân được sử dụng phổ biến là gân achilles hoặc gân chân ngỗng. Các chức năng bật nhảy và bật xa sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu sử dụng gân này để ghép tái tạo dây chằng chéo. Do đó, xu hướng của y học thế giới ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia sẽ cân nhắc 2 lựa chọn khác là sử dụng gân đồng loại và gân nhân tạo.

“Gân đồng loại là gân của người hiến tặng, được xử lý và cấy ghép vào cơ thể người nhận. Tuy nhiên, loại gân này vướng phải khá nhiều bất cập liên quan quá trình bảo quản, nguồn gốc, thể trạng người hiến, thậm chí chính sách pháp lý. Do đó, phương pháp ghép gân đồng loại ít được đề cập và sử dụng tại Việt Nam”, bác sĩ Anh Vũ giải thích.

Khác với gân tự thân hay đồng loại, gân nhân tạo có cấu trúc từ các sợi polyethylene siêu bền. Trên thực tế, chất liệu này đã được sử dụng để neo 2 đầu gân trong phương pháp nối gân tự thân truyền thống. Do đó, tỷ lệ kích ứng, đào thải của cơ thể bệnh nhân với chúng tương đương gân tự thân (khoảng 3-5%).

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-6
Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-7

Ưu thế của dây chằng nhân tạo là có cấu trúc đặc biệt, chịu được một lực xấp xỉ 500 kg, gấp khoảng 3 lần dây chằng tự nhiên (180 kg). Điều này đồng nghĩa dây chằng nhân tạo gần như không thể đứt trong các hoạt động của cơ thể con người. Sau khi đưa vào cơ thể, sợi gân này tương tự một chiếc trục. Dây chằng mới của cơ thể (các sợi mô xơ) sẽ mọc bao quanh chiếc trục này như một giàn cây leo.

Để kích thích quá trình này, các bác sĩ sẽ phủ một lớp collagen xung quanh sợi gân, khiến cơ thể nhận tín hiệu như một sợi gân thật, thúc đẩy mô xơ mọc nhanh hơn.

“Như vậy, người bệnh không bị mất bộ phận khác trên cơ thể mà còn có khả năng hồi phục rất nhanh sau khi ghép dây chằng nhân tạo. Sau khoảng 1-2 ngày, bệnh nhân đã có thể đứng dậy, đi lại. Sau khoảng 3 tháng, bệnh nhân đã có thể tiếp tục chơi thể thao”, bác sĩ Anh Vũ khẳng định.

Dẫu vậy, để có được những ưu thế như hiện nay, phương pháp ghép dây chằng nhân tạo cũng từng phải trải qua không ít lần thất bại.

Ở thế hệ đầu tiên, dây chằng nhân tạo được làm bằng các sợi carbon. Vật liệu này có tính chất rất vững chắc nhưng lại không bền chặt. “Theo thời gian, trong quá trình cử động, gấp khúc của khớp, sợi carbon này bị gãy. Giống như việc chúng ta bẻ qua lại nhiều lần một sợi dây thép”, bác sĩ Anh Vũ phân tích.

Ở thế hệ thứ 2, các nhà khoa học đã cải tiến bằng việc sử dụng sợi chỉ polyethylene. Tuy nhiên, cấu trúc của dây chằng nhân tạo khi đó lại tương tự một sợi dây thừng. Các sợi polyethylene được bện từ đầu tới cuối, làm mất sự linh hoạt của đầu gối. Sau 3-5 năm sử dụng, sợi dây chằng nhân tạo này bị cứng đi, người bệnh gặp hạn chế trong việc gấp duỗi, vận động. Đây cũng là nguyên nhân khiến phương pháp này tiếp tục thất bại.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-8
Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-9

Tới thế hệ thứ 3, sợi dây chằng nhân tạo đã được tái cấu trúc. Vẫn là chất liệu polyethylene nhưng sợi dây lúc này được chia làm 2 phần. Một phần nằm trong xương, phần còn lại ở khớp. Phần trong khớp được cấu tạo bởi 3.000 sợi đơn với mục đích tăng sự linh hoạt, mềm dẻo, khắc phục tình trạng cứng của thế hệ thứ 2.

Trong khi đó, phần nằm trong xương có hình dạng tương tự tổ ong. Khi nằm trong đường hầm được tạo ra khi phẫu thuật, xương sẽ mọc và bám vào phần này. Sau 1-2 năm, xương sẽ lấp đầy sợi gân vào nhập thành một thể thống nhất.

Với quy trình này, ca phẫu thuật của bệnh nhân Cường diễn ra thành công chỉ trong vòng 20 phút. Bác sĩ Anh Vũ chia sẻ: “Sợi dây chằng trước của người bệnh bị đứt nhưng vẫn còn một dải xơ nên có thể hòa nhập với sợi nhân tạo nhanh hơn. Từ đó hình thành dây chằng mới cho người bệnh”.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-10

Trên thực tế, dây chằng nhân tạo không phải mới có mặt tại Việt Nam. Phương pháp này đã được sử dụng từ 3-5 năm trước. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, thế hệ thứ nhất và thứ 2 gây ra tỷ lệ thất bại khá cao, khoảng 30-35%. Điều đó có nghĩa là trong 100 người phẫu thuật, có tới 35 trường hợp cảm giác khó chịu sau khi ghép.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-11

“Thực tế này khiến cả bác sĩ điều trị và người bệnh ít quan tâm đến dây chằng nhân tạo. Khi hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đưa dây chằng nhân tạo thế hệ mới về Việt Nam, ngay cả các đồng nghiệp còn nghi ngờ. Người bệnh cũng có lý do để đắn đo, liệu vật liệu có đủ tốt hay không, phù hợp với cơ thể không, hay khả năng đào thải chúng như thế nào”, bác sĩ Anh Vũ tâm sự.

Dẫu vậy, vị chuyên gia khẳng định dây chằng nhân tạo thế hệ thứ 3 là sự cải tiến mạnh mẽ về vật liệu sinh học, cấu trúc, giúp chúng linh động, hòa nhập và cử động tốt hơn.

“Tưởng tượng trước đây chúng ta nỗ lực sử dụng phi thuyền để lên Mặt Trăng. Lần đầu rơi. Lần thứ 2 phi thuyền nổ. Phải tới lần thứ 3, chúng ta mới đặt chân tới Mặt Trăng thành công. Phương pháp này cũng vậy, chúng cần được cải tiến dần để phù hợp với cơ thể con người nhất”, bác sĩ Vũ nhận định.

Hiện tại, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ là chuyên gia duy nhất tại Việt Nam trực tiếp thực hiện các ca phẫu thuật ghép dây chằng nhân tạo cho những trường hợp đứt rách dây chằng khớp gối. Cơ duyên của BS Trần Anh Vũ với phương pháp này đến trong thời điểm bác sĩ theo học một giáo sư tại Paris (Pháp). Nhận thấy phẫu thuật ghép dây chằng nhân tạo đang bị lãng quên ở quê hương mình, anh đã quyết tâm đưa ứng dụng y khoa này về Việt Nam.

“Bản thân tôi là người rất đam mê thể thao. Tôi hiểu khi chấn thương, việc vận động viên phải chờ đợi để phục hồi phong độ sau phẫu thuật là rất khó chịu. Là một bác sĩ, tôi cũng muốn tìm cách học hỏi và ứng dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, phục hồi nhanh, toàn diện nhất cho người chơi thể thao tại Việt Nam, đặc biệt các vận động viên chuyên nghiệp”, bác sĩ tâm sự.

Một trong những mong muốn của vị trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi là giúp các vận động viên chuyên nghiệp, cầu thủ và người chơi thể thao tại Việt Nam được điều trị, chăm sóc ngay trong nước, không cần sang nước ngoài mà vẫn có thể sử dụng các kỹ thuật hiện đại nhất. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo đầy đủ phương tiện, điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và khẩu vị phù hợp để người bệnh phục hồi chức năng sau phẫu thuật, sớm quay trở lại phong độ tốt nhất của họ.

Chỉ trong một năm, số lượng người bệnh đứt dây chằng lựa chọn phương pháp dây chằng nhân tạo đã lên tới 4 chữ số tại BVĐK Tâm Anh ở TP.HCM và Hà Nội. Trong đó có nhiều vận động viên chuyên nghiệp ở các bộ môn võ đối kháng như Muay Thái, Judo và các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp - thậm chí cả cầu thủ tuyển quốc gia.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-12
Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-13

ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ nói: “Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn có quan điểm các chuyên gia phải đi đầu trong tất cả kỹ thuật điều trị, vì mục tiêu sức khỏe người bệnh. Thế giới có gì, chúng tôi có đó. Phải đi song song, cập nhật phác đồ điều trị và ứng dụng công nghệ mới từng ngày, từng giờ để y học Việt Nam tiến bộ nhanh hơn, hiện đại hơn”.

Dẫu vậy, những bước đi đầu tiên luôn rất khó khăn. Ghép dây chằng nhân tạo vẫn là kỹ thuật mới. Mặt khác, do thất bại của những thế hệ trước, phương pháp này lại bị các bác sĩ trong nước lãng quên. Từ đây, việc tạo lại niềm tin vấp phải rất nhiều trở ngại.

“Với đội ngũ chuyên gia y tế chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo tốt và bệnh viện có tầm ảnh hưởng lớn như Tâm Anh, tôi luôn tin tưởng phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu, vì mục tiêu phục hồi nhanh về nhà sớm của người bệnh”, bác sĩ Anh Vũ bày tỏ.

Nỗi ám ảnh đứt dây chằng chéo trước-14

Tổ chức đào tạo y khoa quốc tế MicroPort đã cấp chứng nhận Center of Excellent cho TS.BS Tăng Hà Nam Anh và Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Với chứng nhận này, BVĐK Tâm Anh chính thức trở thành Trung tâm huấn luyện thay khớp gối MedialPivot cho các phẫu thuật viên khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh đồng hành cùng Zing News thực hiện tuyến nội dung "Vì sức khỏe cộng đồng" mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe của người Việt. Hệ thống BVĐK Tâm Anh là một trong những bệnh viện chất lượng cao tại Việt Nam, thực hiện thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu khách hàng, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu cả nước.

Để đặt lịch tư vấn và thăm khám tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, độc giả liên hệ hotline 02871026789 (TP.HCM) / 18006858 (Hà Nội), inbox trực tiếp fanpage hoặc đặt lịch trực tuyến tại đây .